Trung Quốc triển khai xét nghiệm COVID-19 qua đường hậu môn

Thanh Long |

Không cần phải nói, ngoáy hậu môn là một xét nghiệm bất tiện hơn so với gạc họng hoặc ngoáy mũi. Một hình ảnh hướng dẫn thủ tục này được tờ National Post trích dẫn cho biết một que có bông gạc ở đầu cần được đưa sâu 5cm vào hậu môn người xét nghiệm và ngoáy một vài lần để lấy mẫu bệnh phẩm, nếu có s

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc hôm nay cho biết các cơ quan y tế nước này bắt đầu triển khai một biện pháp xét nghiệm COVID-19 mới: Sử dụng tăm ngoáy hậu môn thay vì gạc họng để tìm kháng thể.

Một số chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng phương pháp này có thể chính xác hơn các xét nghiệm cũ. "Đó là bởi virus corona tồn tại trong hậu môn lâu hơn so với các vùng khác trên cơ thể trước đây được lấy mẫu bệnh phẩm", Lý Đồng Tăng, một bác sĩ tại Bệnh viện An Hữu Bắc Kinh cho biết.

Xét nghiệm ngoáy hậu môn đang được triển khai ở Quận Đại Hưng, một số khu cách ly và cả trường học của thủ đô Bắc Kinh.

Trung Quốc triển khai xét nghiệm COVID-19 qua đường hậu môn - Ảnh 1.

Hàng dài người xếp hàng để được xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết Bắc Kinh đang thực hiện một chiến dịch xét nghiệm COVID-19 diện rộng cho khoảng 2 triệu người sau khi phát hiện 50 trường hợp nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng:

"Xét nghiệm hàng loạt đã được tiến hành sau khi một phần thủ đô, gồm hai quận Đại Hưng và Thuận Nghĩa, bị phong tỏa. Giải trình tự gen virus cho thấy biến thể virus corona dễ lây truyền được phát hiện ở Anh vào tháng trước [cũng đã xuất hiện tại Bắc Kinh].

Thủ đô từ đó đã được đặt vào tình trạng cảnh giác cao độ.

Hơn 1.200 người đã được xét nghiệm tại một trường học, do có một học sinh theo học với một bệnh nhân nhiễm chủng virus corona ở Anh không có triệu chứng. Tất cả những người tiếp xúc gần với học sinh nghi nhiễm này đều được lấy bông ngoáy mũi, nước bọt và hậu môn, cũng như xét nghiệm huyết thanh – tuy nhiên tất cả đều âm tính".

Không cần phải nói, ngoáy hậu môn là một xét nghiệm bất tiện hơn so với gạc họng hoặc ngoáy mũi. Một hình ảnh hướng dẫn thủ tục này được tờ National Post trích dẫn cho biết một que có bông gạc ở đầu cần được đưa sâu 5cm vào hậu môn người xét nghiệm và ngoáy một vài lần để lấy mẫu bệnh phẩm, nếu có sẽ chứa nucleic acid của virus SARS-CoV-2.

Trung Quốc triển khai xét nghiệm COVID-19 qua đường hậu môn - Ảnh 2.

Hiện cũng chưa có bất kỳ báo cáo nào về việc chúng ta nên ưu tiên xét nghiệm ngoáy hậu môn hơn các hình thức xét nghiệm COVID-19 khác trước đây vẫn thường được dùng. Ngay chính các nhà khoa học Trung Quốc cũng chưa có dữ liệu để chứng minh việc ngoáy hậu môn – được cho là mất khoảng 10 giây – có hữu ích hơn gạc họng thông thường hay không?

Tờ ABC News của Úc cho biết xét nghiệm ngoáy hậu môn không chỉ được sử dụng ở Bắc Kinh. Một số thành phố khác như Quảng Châu có thể cũng đang áp dụng hình thức xét nghiệm này. Một người dùng mạng xã hội ở Trung Quốc kể lại rằng cô đã phải lấy mẫu dịch hậu môn của mình vào ngày cách ly thứ 14 tại Quảng Châu. Xét nghiệm này được thực hiện song song với gạc họng.

Một sinh viên Hàn Quốc ở Bắc Kinh cho biết thử nghiệm ngoáy hậu môn khiến cô cảm thấy xấu hổ. "Đó là một nỗi xấu hổ đến tận cùng. Trên đời chẳng có cảm giác nào như thế nữa đâu. Nếu bạn phải làm nó thì chúc may mắn", cô gái trẻ nói.

Trung Quốc triển khai xét nghiệm COVID-19 qua đường hậu môn - Ảnh 3.

Nhìn vào sự xâm lấn và xâm phạm quyền riêng tư của loại hình xét nghiệm COVID-19 mới này tại Trung Quốc, một số chuyên gia nước ngoài đã đặt câu hỏi về sự cần thiết và hiệu quả của nó. "Tôi không biết họ đang cố gắng làm gì, để đạt được gì ở đây với tất cả những miếng gạc hậu môn đó", Sanjaya Senanayake, một giáo sư, bác sĩ bệnh truyền nhiễm người Úc cho biết.

Trong khi thế giới đã có hơn 100 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 2,15 triệu ca tử vong trong số đó, Trung Quốc cho đến nay vẫn kiểm soát khá tốt dịch bệnh vốn xuất phát từ đất nước mình hơn 1 năm về trước. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của một số biến chủng COVID-19 lây lan nhanh hơn như biến chủng Anh và Nam Phi đang khiến nhà chức trách cảm thấy lo ngại.

Trung Quốc gọi đây là các "đợt bùng phát du nhập" và đang cảnh giác rất cao với sự xuất hiện và lây lan của chúng.

Tham khảo Gizmodo

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại