Trung Quốc phát triển vật liệu siêu bền làm giáp cho trực thăng

Nguyễn Thuận |

Máy bay trực thăng quân sự Trung Quốc Z-10 được trang bị thêm giáp bảo vệ bằng graphene. Graphene là vật liệu dạng tấm cấu thành từ các nguyên tử cacbon liên kết với nhau theo hình lục giác tuần hoàn. Đây là vật liệu mỏng nhất và bền nhất, bền hơn thép đến 100 lần.

Global Times cho biết: "Trực thăng tấn công Trung Quốc Z-10 là trực tăng tấn công, được trang bị 2 động cơ tua-bin cánh quạt có công suất đến 1350 mã lực cho mỗi chiếc.

Để tăng khả năng bảo vệ cần phải bọc giáp. Nhưng do tính đặc thù trong thiết kế, không thể tăng được công suất động cơ nên các loại giáp thông thường không thích hợp. Chính vì vậy, các kỹ sư quân sự Trung Quốc quyết định sử dụng graphene, vật liệu mỏng, trong suốt và có độ bền cực cao".

Theo bình luận của các nhà khoa học thuộc Viện Vật liệu Hàng không Bắc Kinh, graphene có độ bền hơn thép khoảng 200 lần và nhẹ hơn rất nhiều. Các chuyên gia cho rằng graphene có thể được sử dụng để sản xuất áo giáp và trang thiết bị quân sự như xe cơ giới, tăng thiết giáp.

Những thành tựu đạt được trong việc phát triển công nghệ graphene không được đăng tải chi tiết. Nếu thật sự Trung Quốc làm chủ được công nghệ chế tạo graphene và ứng dụng vào trong chế tạo các sản phẩm quân sự, đây thực sự là một bước nhảy vọt của tăng thiết giáp trong tương lai, khi một chiếc ô tô thông thường cũng có thể trở thành một chiếc xe tăng.

Trực thăng tấn công Z-10 được phát triển vào năm 2003 cùng với sự hợp tác của các chuyên gia Nga. Mục đích, yêu cầu nhiệm vụ là tiêu diệt binh lực và sinh lực địch, tăng thiết giáp và các xe cơ giới đối phương.

Trực thăng được trang bị công nghệ điện tử hiện đại nhất, pháo tự động, súng máy cỡ nòng lớn, các tên lửa có và không có điều khiển. Tốc độ bay cực đại đến 350 km/h, khoảng cách bay xa nhất không tiếp dầu là 825km. Phi hành đoàn 2 người.

Trung Quốc phát triển vật liệu siêu bền làm giáp cho trực thăng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại