Trung Quốc không cần khi Nga chuyển giao radar Irbis-E

Tuấn Hưng |

Không chỉ tuyên bố giao máy bay đúng thời hạn, Nga còn chuyển giao công nghệ sản xuất radar Irbis-E - cái đích Trung Quốc theo đuổi trong thương vụ này.

Ngày 2/2, hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, năm 2017, Moskva sẽ thực hiện bàn giao lô tiêm kích Su-35 thứ 2 cho Trung Quốc gồm 10 chiếc và 10 chiếc cuối trong năm 2018.

"Bốn chiến đấu cơ Su-35 đầu tiên đã được giao vào cuối năm 2016, và lô hàng thứ hai gồm 10 chiếc Su-35 sẽ được giao cho khách hàng trong năm nay và lô cuối cùng sẽ được bàn giao một năm sau đó", nguồn tin nói.

Trung Quốc không cần khi Nga chuyển giao radar Irbis-E - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-35

Không chỉ thực hiện bàn giao máy bay đúng như cam kết trong hợp đồng, theo tờ Quan điểm của Nga, Moscow còn chuyển giao nhiều công nghệ quan trọng trên tiêm kích Su-35, trong đó có động cơ 117S và đặc biệt là radar Irbis-E - những công nghệ được coi là mục đích theo đuổi thương vụ này của Trung Quốc.

Tuy nhiên, dù luôn khao khát nhưng Bắc Kinh luôn chê bai khi mới đây tờ Tân Hoa Xã trong một bài viết đã bác bỏ việc Trung Quốc mua Su-35 vì Irbis-E.

"Khoảng cách tìm kiếm mục tiêu trên không của hệ thống radar Irbis-E trên Su-35 mà công ty Nga công bố đạt 400 km, nhưng đây chỉ là số liệu đối với máy bay chiến đấu cũ, còn với thế hệ mới chỉ dừng lại ở mức 150 - 200 km, đối với máy bay thế hệ 3 và 4 có thể chỉ trong vòng 100 km.

Radar Irbis-E trên thực tế vẫn thuộc radar mạng pha thụ động (PESA), cho nên tiêu chuẩn kỹ thuật không cao, ưu điểm chỉ là khoảng cách tìm kiếm không chính xác đặc biệt xa.

Radar PESA làm việc bằng cách kết nối một ăng ten với máy phát vô tuyến rất mạnh để phát một xung ngắn của tín hiệu. Các ăng ten này được kết nối với máy thu có độ nhạy cao để khuếch đại tín hiệu dội lại từ mục tiêu.

Ưu điểm hàng đầu của radar PESA là có thể giám sát một khu vực rộng lớn hơn nhiều so với radar quét cơ khí truyền thống. Bộ vi xử lý của radar PESA liên tục tạo ra các búp sóng phụ, cho phép theo dõi trong khi đang quét. Nó còn tập trung được một chùm tia nhỏ vào mục tiêu nhất định để dẫn đường cho tên lửa sử dụng radar bán chủ động công kích.

Trung Quốc không cần khi Nga chuyển giao radar Irbis-E - Ảnh 2.

Hệ thống radar Irbis-E trên Su-35

Một ưu điểm khác của radar PESA là phạm vi tìm kiếm tương đối xa, số lượng mục tiêu phát hiện được cùng lúc tương đối nhiều. Bên cạnh đó, radar PESA khá đơn giản trong chế tạo và sử dụng.

"Nhưng mắt nhìn xa như vậy cũng có đặc điểm nhìn gần kém, trong thực chiến rất dễ trở thành lỗ hổng chết người", Tân Hoa Xã nhận định. Cũng theo tờ báo này, trong Su-35 vẫn dùng radar PESA thì các tiêm kích J-10B của nước này đã trang bị radar mạng pha chủ động AESA tiên tiến.

Ngoài ra, Su-35 còn được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) OLS-35 có thể theo dõi được 4 tín hiệu hồng ngoại băng tần khác nhau, khoảng cách tìm kiếm tối đa vài chục km.

Khoảng cách đo của máy đo xa laser là 20 km (mục tiêu trên không) và 30 km (mục tiêu mặt đất). Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cho rằng, những tính năng của hệ thống này cũng gần giống với hệ thống cùng loại mà Trung Quốc nghiên cứu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại