Trước và sau cuộc họp đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, các đại diện đàm phán thương mại hai nước đã tiến hành ba cuộc điện đàm. Thời gian và nội dung của ba thông báo chính thức là khác nhau và cuộc điện đàm thứ ba vừa xảy ra là đáng chú ý hơn.
Vào ngày diễn ra cuộc điện đàm 18/7, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ xác nhận, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Đại diện thương mại Robert Lighthizer đã có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng kiêm Trưởng đoàn đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung Lưu Hạc. Cùng ngày, ông Mnuchin cũng công bố tin tức trong cuộc họp báo của Nhà Trắng.
Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc không đưa ra xác nhận chính thức nào cho đến cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi phóng viên đặt câu hỏi, người phát ngôn Cảnh Sảng mới cho biết, địa diện thương mại hai nước đã tiến hành điện đàm, thảo luận về việc thực hiện sự đồng thuận của hai nguyên thủ trong cuộc họp ở Osaka.
Đây là cuộc điện đàm thứ hai giữa hai phán đoàn đàm phán Trung-Mỹ kể từ sau cuộc gặp giữa hai nguyên thủ tại Osak. Tuy nhiên, nếu tính thêm cuộc điện đàm vào ngày 25/6 - diễn ra trước cuộc gặp của hai nguyên thủ - thì đây là cuộc điện đàm thứ ba.
Theo giới quan sát, rõ ràng, thông báo chính thức của cuộc điện đàm đàm phán thương mại chính thức thứ ba (18/7) giữa Trung Quốc và Mỹ là không bình thường bởi điều này có thể đối chiếu với nội dung công bố từ Bộ Thương mại Trung Quốc hai lần trước đó.
Lần thứ nhất, vào 8 giờ ngày 25/6 - thời điểm trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung tại Osaka - website Bộ Thương mại Trung Quốc đưa tin, vào ngày 24/6, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Trưởng đoàn đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung Lưu Hạc đã nhận điện đàm với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. "Tuân thủ theo chỉ đạo từ cuộc điện đàm của nguyên thủ hai nước, hai bên trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế thường mại. Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì liên lạc".
Sau cuộc điện đàm đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đi đầu trong việc công bố tin tức vào sáng hôm sau. Vào thời điểm đó, phía Washington không xác nhận điều này buộc giới truyền thông Mỹ phải liên tục đặt câu hỏi với Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Trung Quốc để có câu trả lời chính xác hơn.
Sau khoảng hơn hai tuần, trang tin chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa tin về cuộc điện đàm thứ hai. Tức vào khoảng 8h25 sáng 10/7, bộ này thông báo, vào tối 9/7, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Trưởng đoàn đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung Lưu Hạc đã tham gia điện đàm với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin để trao đổi quan điểm về việc thực hiện sự đồng thuận của hai nguyên thủ quốc gia tại Osaka. Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn cùng tham gia điện đàm.
Theo thông lệ, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa thông báo chính thức vào sáng hôm sau, sau khi cuộc điện đàm diễn ra. Lần này, giới truyền thông quan tâm nhiều hơn đến thông tin từ câu cuối bản thông báo: "Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn cùng tham gia điện đàm". Tại thời điểm đó, nhiều suy đoán cho rằng, Trung Quốc đã thay đổi, chuyển sang mô hình đối thoại 2-2 với Mỹ.
Thực tế, trong thời gian tham dự Hội nghị các bộ trưởng Tài Chính và thống đốc Ngân Hàng Trung Ương khối G7, khai mạc hôm nay 17/07/2019, tại Pháp, Bộ trưởng Steven Mnuchin khẳng định, "hiện nay chúng tôi sẽ tham gia điện đàm cấp đại diện cho đến khi thời gian chín muồi cho các cuộc đàm phán trực tiếp. Tôi dự kiến quá trình sẽ diễn ra như thế này".
Trước sự thay đổi mô hình, nhiều ý kiến đặt câu hỏi, đây có phải là tín hiệu cho thấy, Bắc Kinh đã áp dụng thái độ cứng rắn hơn trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ hay không?.
Giới phân tích nhận định, các đại diện đàm phán thương mại Trung-Mỹ đã thực hiện ba cuộc điện đàm với ba nội dung và tiết tấu công bố khác nhau, điều này cho thấy những vướng mắc và bước ngoặt của cuộc đàm phán thương mại song phương và dự đoán rằng những bước đi cuối cùng trong cuộc chiến tranh thương mại là rất khó khăn và đỏi hỏi sự kiên nhẫn và sức mạnh chiến lược của cả hai bên.