Theo đó, nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Cấu trúc Vật chất Phúc Kiến, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc phát hiện ra máy dò từ trường cực nhạy, có thể phát hiện dấu vết của tàu ngầm tiên tiến nhất từ khoảng cách xa.
Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu Cấu trúc Vật chất Phúc Kiến do nhà khoa học Zou Shengnan đứng đầu. Nhóm này sử dụng mô hình máy tính để xác định liệu có thể phát hiện các bong bóng khó nhận biết được tạo ra bởi một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đang di chuyển với tốc độ cao hay không.
Mỹ được cho là đang vận hành một số tàu ngầm khó phát hiện nhất. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Trên Tạp chí Nghiên cứu Tàu biển Trung Quốc hôm 1/8, nhóm nghiên cứu công bố bài báo cho thấy "đây là một giải pháp mới để phát hiện và theo dõi tàu ngầm".
Tạp chí Nghiên cứu Tàu biển Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tàu thủy Trung Quốc - có lịch sử lâu đời về những phát triển tiên tiến trong kỹ thuật tàu biển và đại dương.
Theo nhóm nghiên cứu, tín hiệu tần số cực thấp (ELF) do bong bóng của tàu ngầm tạo ra có thể mạnh hơn độ nhạy của các máy dò dị thường từ tính tiên tiến từ 3 đến 6 bậc độ lớn. "Cường độ của điện trường cảm ứng và từ trường... nằm trong phạm vi phát hiện của một số cảm biến hàng đầu", nghiên cứu cho hay.
Tốc độ hành trình của tàu ngầm sẽ tạo ra bong bóng, khiến nước chảy xung quanh thân tàu di chuyển nhanh hơn khi động năng của tàu tăng lên và thế năng iảm xuống. Dù vẫn khá mờ, song các tín hiệu ELF có thể truyền đi những khoảng cách rất xa nhờ khả năng xuyên nước.
Nhóm nghiên cứu cho rằng cần thêm các nghiên cứu để củng cố kết luận này.
Mỹ được cho đang vận hành một số tàu ngầm khó phát hiện nhất, với các hệ thống giảm rung và âm thanh rất tinh vi khi tàu hoạt động ở đại dương.
Ông Carl Schuster, cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ ở Hawaii, nhấn mạnh "tàu ngầm là lĩnh vực mà Mỹ duy trì ưu thế vượt trội so với Trung Quốc".