Trung Quốc cấm xuất khẩu phân bón: Ngành nông nghiệp của quốc gia nước láng giềng lại thêm chao đảo dù nắm giữ sản lượng lớn thứ 3 thế giới

Khánh Vy |

Sở hữu nền nông nghiệp phát triển, đây là một trong những nước tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới, nhưng vẫn phải nhập khẩu lượng lớn từ nước ngoài.

Trung Quốc cấm xuất khẩu phân bón: Ngành nông nghiệp của quốc gia nước láng giềng lại thêm chao đảo dù nắm giữ sản lượng lớn thứ 3 thế giới - Ảnh 1.

Theo Reuters, khoảng nửa triệu tấn ure đã bị giữ lại tại các cảng Trung Quốc sau khi nước này hạn chế xuất khẩu loại phân bón quan trọng sau khi giá trong nước tăng vọt.

Là nhà sản xuất ure lớn nhất thế giới, Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 nguồn cung phân bón gốc nitơ trên toàn cầu, đây là loại phân bón rất quan trọng cho việc trồng trọt.

Do đó, bất kỳ sự sụt giảm đáng kể nào trong xuất khẩu đều có nguy cơ thắt chặt nguồn cung và đẩy giá toàn cầu tăng cao. Một số thị trường xuất khẩu phân bón lớn nhất của quốc gia này là Ấn Độ, Hàn Quốc, Myanmar và Australia.

Trung Quốc cấm xuất khẩu phân bón: Ngành nông nghiệp của quốc gia nước láng giềng lại thêm chao đảo dù nắm giữ sản lượng lớn thứ 3 thế giới - Ảnh 2.

Diễn biến giá phân bón trong vòng 1 năm qua (Nguồn: Trading Economics)

Gavin Ju, nhà phân tích phân bón chính tại CRU Group cho biết, hai nhà sản xuất ure thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc sẽ ưu tiên cung cấp nội địa, trong khi việc kiểm tra cảng đối với một số lô hàng hóa chất này đã bị đình chỉ.

Khoảng nửa triệu tấn ure được mua bởi Indian Potash Limited (IPL) hiện đang bị giữ tại cảng Thiên Tân của Trung Quốc để chờ kiểm tra và thông quan.

Giá hợp đồng tương lai ure giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Zhengzhou của Trung Quốc đã đạt 2.600 nhân dân tệ/tấn (353,84 USD)/tấn vào ngày 1/9, mức cao nhất kể từ tháng 3 sau khi nhu cầu từ Ấn Độ tăng đột biến.

Theo thông báo ngày 2/9 trên trang web của công ty, CNAMPGC Holding - một trong những nhà xuất khẩu phân bón hàng đầu của Trung Quốc - cho biết họ sẽ chủ động giảm xuất khẩu và “thực hiện mọi nỗ lực” để đảm bảo nguồn cung trong nước và ổn định giá cả.

Theo thông báo ngày 4/9, Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) thuộc sở hữu nhà nước cũng đã kêu gọi các công ty con của mình ưu tiên cung cấp ure cho thị trường nội địa trước mùa gieo hạt mùa thu.

Giá hợp đồng tương lai ure của Trung Quốc đã giảm khoảng 4% kể từ thông báo của các công ty Trung Quốc.

Là một quốc gia nông nghiệp, Ấn Độ là một trong những nước tiêu thụ phân bón nông nghiệp lớn nhất thế giới. Một công ty Ấn Độ cho biết các biện pháp hạn chế của Trung Quốc sẽ làm tăng giá toàn cầu và chi tiêu của Ấn Độ vào phân bón.

Ấn Độ nhập khẩu khoảng 30% trong số khoảng 35 triệu tấn cần thiết mỗi năm cho ngành nông nghiệp phân bón của mình và Trung Quốc là nhà cung cấp lớn thứ hai vào năm ngoái. Ấn Độ nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ Nga.

Do dân số lớn, Ấn Độ trồng rất nhiều cây lương thực, tuy nhiên năng suất thu hoạch thấp và không ổn định. Vì vậy, Ấn Độ rất quan tâm đến sản xuất phân bón hóa học. Nhờ đó, trong hai thập niên qua ngành sản xuất phân bón tại đây đã phát triển nhanh chóng.

Ngày nay, Ấn Độ đứng thứ 3 về sản lượng phân bón trong tất cả các nước trên thế giới Tuy nhiên, nước này vẫn phải nhập khẩu những lượng lớn phân bón, nhất là phân kali và phân lân.

Một quan chức ngành phân bón của Ấn Độ cho biết, Ấn Độ có thể sử dụng nguồn cung từ Oman, Ả Rập Xê Út, Ai Cập và Nga để lấp đầy khoảng trống từ Trung Quốc.

Tham khảo: Reuters

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại