Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga

Ban Quân sự |

16:58 ngày 09/05/2018

Video Lễ duyệt binh mừng chiến thắng 2018 (P3)

Lễ duyệt binh Chiến thắng 9/5/2018 (Phần 3)

16:57 ngày 09/05/2018

Video Lễ duyệt binh mừng chiến thắng 2018 (P2)

Lễ duyệt binh Chiến thắng 9/5/2018 (Phần 2)

16:55 ngày 09/05/2018

Video Lễ duyệt binh mừng chiến thắng 2018 (P1)

Lễ duyệt binh Chiến thắng 9/5/2018 (Phần 1)

15:25 ngày 09/05/2018

Lễ duyệt binh đã kết thúc tốt đẹp

Lễ duyệt binh đã kết thúc tốt đẹp, Tổng thống Putin bắt tay cảm ơn các cựu chiến binh Nga đã tới tham dự buổi lễ trọng đại. Ông cũng cảm ơn các tướng lĩnh, sĩ quan và binh sĩ Nga đã thực hiện tốt cuộc diễu binh hôm nay.

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.
Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

15:24 ngày 09/05/2018

Su-25 phun khói tạo hình lá cờ Nga, kết thúc Lễ duyệt binh

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

Sukhoi Su-25 (Frogfoot) là loại máy bay cường kích, chống tăng và chi viện hỏa lực mặt đất được thiết kế bởi Sukhoi , là kết quả của những nghiên cứu vào cuối những năm 1960 trên một mẫu máy bay có tên gọi Sturmovik được thiết kế cho vai trò cường kích.

Frogfoot được trang bị vũ khí mạnh, với một khẩu pháo 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-2 và vũ khí tấn công mặt đất; nó có thể mang hơn 4.000 kg vũ khí và có thể so sánh với A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

15:21 ngày 09/05/2018

Máy bay cường kích và tiêm kích Nga

Máy bay cường kích Su-24

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

Sukhoi Su-24 (Fencer) là loại máy bay tấn công 2 động cơ có thể hoạt động trong mọi thời tiết, đây là chiếc máy bay Xô Viết đầu tiên được trang bị hệ thống tích hợp số dẫn đường/tấn công.

Đôi cánh Su-24 có một đoạn nhỏ gắn cố định, phần còn lại có thể di chuyển đến 4 góc khác nhau: 16° để cất cánh và hạ cánh, 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau, và 69° cho tỷ lệ tối thiểu giữa cánh và diện tích khi bay ở độ cao thấp.

Vũ khí trang bị của Su-24 gồm một pháo bắn nhanh GSh-6-23 với 500 viên đạn, 8 điểm treo có thể mang đến 8.000 kg vũ khí, bao gồm các vũ khí đánh đất, đánh biển, đối không khác nhau.

Máy bay tiêm kích MiG-29SMT

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

MiG-29SMT là một biến thể nâng cấp của MiG-29 Fulcrum, sự khác biệt chủ yếu là thiết kế mở rộng khoang chứa nhiên liệu bên trong, do đó nhìn hình dáng bên ngoài ở vị trí lưng (nơi đặt thùng nhiên liệu) của máy bay bị "gù" lên và rất dễ phân biệt với các biến thể Fulcrum khác.

Máy bay tiêm kích MiG-31

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 3.

Mikoyan MiG-31 (Foxhound) là máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển để thay thế cho MiG-25 Foxba t. MiG-31 được trang bị động cơ turbine phản lực Aviadvigatel D30-F6 cho tốc độ tối đa Mach 1.23 ở độ cao thấp. Tốc độ tới hạn trên độ cao lớn đạt Mach 2,83, nếu dùng nhiên liệu phụ trội thì còn vượt qua Mach 3,2 nhưng tốc độ như vậy gây ra những mối đe dọa đến động cơ và khung máy bay. MiG-31 được trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động Zaslon S-800 . Tầm hoạt động tối đa đối với các mục tiêu có kích thước máy bay chiến đấu xấp xỉ 200 km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu. 

Đội hình hỗn hợp Su-34, Su-35S, Su-30SM  

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 4.

Biến thể Su-30SM được Nga lựa chọn chính là dựa trên thiết kế vốn rất thành công của phiên bản Su-30MKI dành cho Không quân Ấn Độ. Khung máy bay Su-30SM được làm bằng titan và hợp kim nhôm có độ bền cao dựa trên thiết kế của Su-30MKI và giống như Su-30MKI, Su-30SM cũng được trang bị 2 cánh mũi phía trước giúp tăng khả năng cơ động. Bên cạnh những thiết bị điện tử hàng không độc quyền của Nga thay thế vị trí các thiết bị của Pháp và Israel trên máy bay của Ấn Độ, thiết kế khí động học nguyên khối, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP và radar BARS N011M của Su-30MKI vẫn được giữ nguyên.

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 5.

Trong khi đó Su-35S là tiêm kích thế hệ 4++ được trang bị một số công nghệ hàng không tiên tiến dành cho máy bay thế hệ thứ 5, cung cấp khả năng chiến đấu tốt hơn so với các chiến đấu cơ cùng thế hệ. Tính năng đặc biệt của hệ thống điện tử trên Su-35S dựa trên hệ thống quản lý thông tin kỹ thuật số, radar mới với anten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn, có tầm phát hiện mục tiêu trên không tới trên 400 km, theo dõi đồng thời 32 mục tiêu và tấn công cùng lúc 8 trong số đó. Một trong những điểm nổi bật của Su-35S là được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3D AL-41F1S . Động cơ này mang lại cho tiêm kích khả năng siêu cơ động, tốc độ bay tối đa 2.390 km/h ở độ cao lớn, 1.400 km/h ở trên mực nước biển. 

Đội hình máy bay biểu diễn

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 3.

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 7.

Cả 2 Đội bay biểu diễn xuất sắc nhất của Nga gồm Đội Hiệp Sĩ Nga với tiêm kích Su-30SM và Đội Chim Én với tiêm kích MiG-29 đều tham gia lễ duyệt binh.

Tiêm kích tàng hình Su-57

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 8.

Su-57 là tên chính thức của dòng máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 PAK-FA do Sukhoi phát triển từ năm 2002, chúng được ứng dụng nhiều công nghệ mới, trong đó có lớp sơn phủ đặc biệt giúp giảm tín hiệu bộc lộ radar kèm theo các hệ thống điều khiển tối tân để sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại, cả đối không, đối đất lẫn diệt hạm.

Tiêm kích MiG-31K mang tên lửa Kinzhal

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 9.

Tên lửa diệt hạm siêu vượt âm Kinzhal, một trong 6 siêu vũ khí được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong thông điệp liên bang hồi đầu tháng 3. tên lửa Kinzhal ứng dụng đường bay như tên lửa đạn đạo trong pha giữa, kết hợp với khả năng cơ động mạnh để tránh lá chắn tên lửa đối phương.

Tầm bắn tối đa tới 2.000 km và tốc độ khoảng 12.000 km/h của tên lửa Kinzhal giúp tiêm kích MiG-31 không phải bay vào lưới phòng không quanh mục tiêu, bảo đảm an toàn cho phi công và máy bay.

Ngoài thiết bị dẫn đường quán tính, Kinzhal dường như được trang bị đầu dò radar chủ động, nhằm tăng độ chính xác và bảo đảm khả năng đánh trúng mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết.  

15:19 ngày 09/05/2018

Các loại máy bay chiến đấu Nga tiến qua Lễ đài

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

Tupolev Tu-160 (Blackjack) là loại máy bay ném bom hạng nặng siêu thanh với cánh có thể thay đổi hình dạng . Nó là bản thiết kế máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô và là máy bay chiến đấu lớn nhất từng được chế tạo.

Đôi cánh của Tu-160 có thể thay đổi hình dạng với góc nghiêng tùy chọn từ 20° - 65°. Tu-160 có hệ thống kiểm soát fly-by-wire , sử dụng 4 động cơ phản lực cánh quạt đẩy đốt hai lần NK-32, loại động cơ mạnh nhất từng được lắp cho máy bay chiến đấu. 

Bay tiếp sau Tu-160 là các máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 3.

Tupolev Tu-22M3 (Backfire C) là loại máy bay ném bom tấn công trên biển, siêu thanh , cánh cụp cánh xoè tầm xa, cất cánh lần đầu năm 1976 và đi vào hoạt động năm 1983 .

Tu-22M3 có động cơ NK-25 công suất lớn, cửa hút gió hình nêm giống MiG-25 , cánh với góc chéo tối đa lớn hơn và radar Leninets PN-AD đặt trong mũi cùng hệ thống hoa tiêu/ tấn công NK-45.

Khi Liên bang Xô viết sụp đổ có khoảng 370 chiếc còn hoạt động trong Cộng đồng các quốc gia độc lập. Tình trạng phức tạp và những khó khăn kinh tế đã ảnh hưởng mạnh tới phi đội này. Việc chế tạo chấm dứt năm 1993 . Số lượng hiện tại còn 162 chiếc.

Tu-22M3 có trọng lượng cất cánh tối đa 126 tấn; tốc độ lớn nhất Mach 1,88; tầm bay 7.000 km; trần bay 13.300m, tải trọng vũ khí 21.000 kg.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 4.

Tupolev Tu-95 (Bear) là loại máy bay ném bom chiến lược thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất của Tupolev, Tu-95 được dự tính tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga ít nhất tới năm 2040.

Ban đầu Tu-95 chỉ được dự định thiết kế cho các loại vũ khí hạt nhân nhưng sau này nó đã được chuyển đổi để thực hiện rất nhiều vai trò khác, như triển khai tên lửa hành trình, tuần tra biển (Tu-142), AWACS (Tu-126) và thậm chí là cả máy bay chở khách dân sự ( Tu-114 ).

Tu-95 sử dụng 4 động cơ turbine cánh quạt Kuznetsov , mỗi chiếc có 2 cánh quạt quay ngược chiều và hiện vẫn là chiếc máy bay cánh quạt có tốc độ cao nhất đang hoạt động.

Tu-95MS có trọng lượng cất cánh tối đa 187,7 tấn; tốc độ lớn nhất 925 km/h; tầm bay 15.000 km; trần bay 12.000 m; tải trọng vũ khí 15.000 kg.

Máy bay vận tải tầm xa IL-76

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 5.
Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 6.

Ilyushin Il-76 (Candid) là một máy bay vận tải hạng nặng bốn động cơ được sử dụng rộng rãi tại Đông Âu, Châu Á và Châu Phi.

Sơ đồ bố trí căn bản của loại này tương tự với chiếc C-141 Starlifter của Mỹ do Lockheed chế tạo, nhưng loại cải tiến của nó có diện tích chở hàng và động cơ mạnh hơn nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động mới. Tải trọng tối đa của Il-76 lên tới trên 60 tấn.

15:17 ngày 09/05/2018

Các loại máy bay của Nga tiến qua lễ đài

Dẫn đầu đội hình là các máy bay trực thăng vận tải

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

Trực thăng vận tải Mi-26

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

Mil Mi-26 (Halo) là loại vận tải hạng nặng hoạt động trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự. Đây là chiếc trực thăng nặng nhất và mạnh nhất từng được sử dụng.

Mi-26 sử dụng cánh quạt 8 lá, nó có thể tiếp tục hoạt động với một động cơ khi động cơ kia hỏng (tuỳ thuộc vào trọng lượng bay).

Mi-26 có trọng lượng cất cánh tối đa 56 tấn; tốc độ lớn nhất 295 km/h; tầm bay 1.920 km; trần bay 4.600 m; tải trọng tối đa 20 tấn; phi hành đoàn 5 người.

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 3.

Mi-17 bay tiếp sau Mi-26

Mil Mi-17 Hip là biến thể nâng cấp của trực thăng vận tải đa năng Mil Mi-8. Điểm khác biệt của Mi-17 so với Mi-8 là nó được bổ sung thêm 2 lưới lọc không khí trước cửa hút không khí của động cơ. Rotor đuôi được bố trí ở bên trái thay vì bên phải như Mi-8 để tăng khả năng ổn định.

Ngoài khả năng cõng hàng hóa khủng, Mi-17 còn được trang bị vũ khí không thua kém một trực thăng tấn công hạng nặng, 6 giá treo hai bên hông có thể mang theo tới 1.500 kg rocket, tên lửa chống tăng và bom các loại.  

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 4.

15:12 ngày 09/05/2018

Các loại robot và UAV thế hệ mới của Nga

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

Robot rà phá mìn Uran-6

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 3.

Uran-6 là một robot rà phá mìn điều khiển từ xa. Nó áp dụng các công nghệ mới nhất, có lưỡi ủi và lưới kéo, tác dụng tìm kiếm và vô hiệu các loại mìn trên địa hình nguy hiểm. Mỗi giờ, Uran-6 có thể di chuyển khoảng 1.000m, quét sạch bãi mìn rộng 2.000m2.

Robot này có thể xử lý mìn, đạn  pháo có lượng chất nổ lên đến 60kg TNT.

Robot chiến đấu tự động Uran-9

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 4.

Biến thể mới nhất của robot chiến đấu tự động Uran-9, được trang bị pháo chính 2A72 cỡ nòng 30 mm, một súng máy cỡ 7,62 mm và 4 tên lửa chống tăng 9M120 Ataka.

15:09 ngày 09/05/2018

Các loại tên lửa phòng không hiện đại của Nga

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2

Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

Hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2 có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại mục tiêu bay và cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước có phản xạ sóng radar.

Thành phần chiến đấu của Buk-M2 gồm: 1 xe chỉ huy 9S510E; 1 xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1-3E; 1 xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E; 6 xe phóng tự hành 9A317E; 6 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E và 48 đạn tên lửa 9M317.

Tên lửa 9M317 của hệ thống có chiều dài 5,55 m; đường kính 0,4 m, trọng lượng 715 kg mang theo đầu đạn nặng 70 kg; tầm bắn tối đa 50 km.

Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 3.

Tor-M2 là hệ thống tên lửa tầm ngắn cực kỳ nguy hiểm do Tập đoàn Almaz-Antey chế tạo. Đây là  là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn được thiết kế để đánh chặn bom lượn, tên lửa hành trình, máy bay chiến thuật, các loại thiết bị bay không người lái khác nhau và các mục tiêu đạn đạo.

Chúng có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa từ 1-15km, độ cao từ 10m tới 10km, tấn công đồng thời 4 mục tiêu cùng lúc, dùng kiểu dẫn vô tuyến.

Hệ thống này sử dụng loại tên lửa đánh chặn mới, có hiệu suất hoạt động cao hơn Tor-M1, được nâng cao khả năng tác chiến đánh địch trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh và có khả năng khai hỏa trong lúc di chuyển. Tor-M2 có thể tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.

Tổ hợp phòng không tầm ngắn Pantsir-S1

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 4.

 Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 là "sát thủ" đối với mọi mục tiêu bay thấp. Tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ hầu như không có cửa thoát nếu bị chúng phục kích.

Pantsir-S1 hiện đang là một "ngôi sao" trên thị trường vũ khí phòng không bởi tính đa năng, khả năng cơ động nhanh, cơ số đạn pháo - tên lửa lớn, có hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, xác suất trúng đích rất cao đối với mỗi phát bắn.

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 5.

S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không di động tầm cao do NPO Almaz thiết kế.

Sự khác biệt giữa S-400 với các phiên bản S-300 trước chủ yếu là những cải tiến sâu hơn về thiết bị điện tử cùng với việc triển khai thêm 4 loại tên lửa mới cho hệ thống nhằm tăng khả năng tác chiến chống lại các loại mục tiêu nhất định, nó phát hiện được mục tiêu cách xa 400 km ở độ cao 40 - 50 km.

Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2DT

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 6.

Tor-M2DT là phiên bản tối ưu hóa cho việc triển khai hoạt động tại Bắc Cực, module chiến đấu của tổ hợp đặt trên xe rơ moóc bánh xích DT-30 Vityaz. Tính năng kỹ chiến thuận của Tor-M2DT được cho là tương đương với Tor-M2U. 

15:08 ngày 09/05/2018

Các loại hỏa lực pháo binh và tên lửa hiện đại của Nga

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch.

Mỗi xe bệ phóng mang 12 ống phóng cỡ 300 mm bắn các loại đạn  nổ mảnh (HEF), nhiệt áp (FAE), đạn cháy, đạn chùm có khả năng chống bộ binh hoặc chống tăng, cũng như đạn chống tăng tự dẫn. Tầm bắn của hệ thống đạt 20-70 km, phiên bản đạn 9M528 có tầm bắn tới 90 km.

Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

Lựu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV được trang bị pháo chính 2A88 cỡ nòng 152 mm, hệ thống nạp đạn tự động giúp cho nó bắn được tất cả các loại đạn 152 mm tiêu chuẩn, đặc biệt là đạn pháo dẫn hướng laser thế hệ mới 9K25 Krasnopol có tầm bắn 70 km.

Máy tính đường đạn thế hệ mới, cảm biến tối tân cho 2S35 sức mạnh tác chiến vượt trội so với các lựu pháo tự hành hiện có. Kíp vận hành pháo gồm 3 người: chỉ huy, lái xe và pháo thủ. Vũ khí phụ gồm 1 đại liên 12,7 mm gắn trên đỉnh tháp pháo.  

Pháo tự hành 2S19 Msta-S

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 3.

2S19 Msta-S là hệ thống lựu pháo tự hành bọc thép gắn trên xe bánh xích do UZTM thiết kế  dựa trên khung gầm của xe tăng T-80 và động cơ diesel V-84MS 840 mã lực của xe tăng T-72.

Pháo chính là loại 2A64 cỡ nòng 152 mm bắn được tất cả các loại đạn 152 mm tiêu chuẩn gồm cả đạn pháo có điều khiển bằng laser Krasnopol, cơ số đạn 50 viên với hệ thống nạp đạn tự động.

Tháp pháo được bổ sung thêm súng máy phòng không 12,7 mm NSVT với cơ số 300 viên và được trang bị hệ thống phòng vệ NBC.

Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch Iskander-M

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 4.

9K720 Iskander là tổ hợp tên lửa đường đạn chiến dịch chiến thuật do Nga chế tạo. Đây là loại đạn tự hành tàng hình áp dụng kỹ thuật plasma khi tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn, khiến cho các sóng radar bị mất khả năng phản hồi.

Iskander có tầm hoạt động tối đa 550 km, tên lửa có trọng lượng 3.800 kg, được trang bị hệ thống điều khiển thông minh cho phép bay lượn linh hoạt với độ chính xác cao, có thể mang đầu đạn hạn nhân hoặc đầu đạn thường nặng 480 kg.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars


Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 5.
Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 6.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 được phát triển dựa trên công nghệ của dòng ICBM di động RS-21M2 Topol-M. RS-24 có khả năng mang theo 4 đầu đạn hạt nhân tự dẫn với sức công phá mỗi đầu đạn tương đương 300 Kilotone (300.000 tấn TNT).

Công nghệ sử dụng trên dòng ICBM này vẫn là điều tuyệt mật. Theo các nguồn tin ngoài lề, tầm bắn của RS-24 đạt tới 11.000 km.  

15:03 ngày 09/05/2018

BMPT"Terminator" Kẻ hủy diệt

Lễ Duyệt binh Chiến thắng 2018 cũng đánh dấu sự xuất hiện lần đầu của nhiều loại khí tài lục quân hiện đại.

Trong ảnh, đoàn xe thiết giáp yểm trợ tăng BMPT "Terminator-2" trên đường phố Moskva. Dòng BMPT được tập đoàn Uralvagonzavod phát triển dựa trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, sở hữu nhiều vũ khí hiện đại có khả năng tiêu diệt xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và các phương tiện cơ giới của đối phương.

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 3.

14:58 ngày 09/05/2018

Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25

Sử dụng chung khung gầm với xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, xe được trang bị giáp module thế hệ mới với khả năng chống chịu rất tốt trước các loại đạn xuyên giáp. Bên cạnh đó, giáp bổ sung có thể trang bị thêm tùy yêu cầu nhiệm vụ.

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

Kurganets-25 sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa gắn pháo 30 mm. Pháo có tầm bắn 4 km, xe có thể mang theo 500 đạn pháo với cơ số 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ mảnh.

Ngoài ra, trên tháp pháo còn có 1 súng máy đồng trục cỡ 7,62 mm và 4 tên lửa chống tăng Kornet-EM tầm bắn lên tới 10 km để chống lại các loại thiết giáp hặng nặng, thậm chí cả trực thăng bay thấp. IFV này có thể chở theo 7 binh lính với đầy đủ trang bị.

14:55 ngày 09/05/2018

Xe thiết giáp BTR-82AM

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.


14:53 ngày 09/05/2018

Tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-EM

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

Là hệ thống tên lửa đa dụng, chính xác cao, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, dùng để chống mục tiêu mặt đất và trên không.

Điều làm nên sự khác biệt của tổ hợp tên lửa Kornet-EM với những dòng tên lửa khác của Nga và thế giới là nó ngoài khả năng tiêu diệt các loại xe tăng còn có thể tấn công các mục tiêu mặt nước và mục tiêu bay như máy bay không người lái, trực thăng, máy bay cường kích tầm thấp.

Hệ thống Kornet-EM có 8 tên lửa sẵn sàng phóng, còn cơ số đạn đầy đủ là 16 quả tên lửa. Việc phóng loạt 2 quả làm gia tăng đáng kể tốc độ bắn và hiệu suất hỏa lực. Hệ thống cho phép bắn tất cả các loại tên lửa của họ Kornet-E.  

14:52 ngày 09/05/2018

KAMAZ-53949

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.


14:49 ngày 09/05/2018

Xe tăng T-34-85 dẫn đầu khối các phương tiện cơ giới tiến vào Quảng trường Đỏ

T-34-85 - huyền thoại của Chiến tranh thế giới thứ II là một trong những loại xe tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa khả năng bảo vệ, tính cơ động, hoả lực và độ tin cậy cũng như khả năng bảo trì.

Đây cũng là một trong những mẫu thiết kế có thời hạn phục vụ lâu nhất khi nhiều chiếc hiện vẫn còn được sử dụng trong quân đội của một số quốc gia trên thế giới.

Nguyên mẫu đầu tiên của T-34 được hoàn thành đầu năm 1939 và chính thức đưa vào sản xuất từ tháng 9/1940. Đặc điểm được đánh giá cao nhất của T-34 là thiết kế đơn giản giúp việc chế tạo rất dễ dàng và dễ sửa chữa khi gặp trục trặc trong quá trình tác chiến.

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

14:39 ngày 09/05/2018

Tiến qua lễ đài là các đơn vị giàu truyền thống nhất của Quân đội Nga

Đây đều là các đơn vị giàu thành tích và truyền thống nhất của Hải - Lục - Không quân Nga. Ngoài ra còn có khối học viên sĩ quan của các học viện, nhà trường thuộc Quân đội Nga.

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 3.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 4.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 5.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 6.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 7.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 8.

14:30 ngày 09/05/2018

Các đơn vị thuộc nhiều quân binh chủng khác nhau của Quân đội Nga lần lượt tiến qua lễ đài


[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 3.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 4.
[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 5.

14:28 ngày 09/05/2018

Tham mưu trưởng Lục quân Nga dẫn đầu đoàn diễu binh

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.


[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

14:26 ngày 09/05/2018

Những loạt đại bác vang lên trên nền nhạc hùng tráng.

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

14:20 ngày 09/05/2018

Phút mặc niệm những người đã ngã xuống trong Chiến tranh thế giới II

Phút mặc niệm những người đã ngã xuống trong Chiến tranh thế giới II.

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.


14:18 ngày 09/05/2018

Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc diễn văn khai mạc

Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc diễn văn khai mạc.

Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

Bài phát biểu của Tổng thống Putin tại Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5/2018

14:16 ngày 09/05/2018

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp nhận quyền chỉ huy Lễ duyệt binh

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp nhận quyền chỉ huy Lễ duyệt binh

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

14:10 ngày 09/05/2018

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu duyệt qua các hàng quân danh dự

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

14:06 ngày 09/05/2018

Video truyền hình trực tiếp Lễ Duyệt binh

13:55 ngày 09/05/2018

Lễ duyệt binh sắp chính thức bắt đầu

Tham mưu trưởng Lục quân Nga, Thượng tướng Oleg Salyukov sẽ là người chỉ huy Lễ duyệt binh.


13:45 ngày 09/05/2018

Các khối binh sĩ và vũ khí đã sẵn sàng

[TRỰC TIẾP] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

Các khối binh sĩ và vũ khí trang bị tham gia Lễ duyệt binh đã sẵn sàng, chuẩn bị tiến vào Quảng trường Đỏ.

13:37 ngày 09/05/2018

Lễ duyệt binh hoành tráng sắp bắt đầu

Sự kiện được chờ đợi nhất trong năm - Lễ duyệt binh mừng chiến thắng Phát xít ngày 9/5 của Nga sắp bắt đầu tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moscow.

Buổi lễ trọng đại này diễn ra ngay sau Lễ nhậm chức của Tổng thống Putin (07/05) luôn là một trong những sự kiện quân sự được chờ đợi nhất trong năm.

Điều đặc biệt trong lễ duyệt binh năm nay là sự xuất hiện lần đầu tiên của nhiều loại vũ khí, khí tài thế hệ mới như tiêm kích tàng hình Su-57 (PAK-FA), tên lửa đạn đạo siêu thanh Kh-47M Kinzhal, các loại robot chiến đấu – công binh, cũng như nhiều loại vũ khí cải tiến và vũ khí hiện có trong biên chế Quân đội Nga.

Lên trên
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại