Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga

Nhóm PV |

Tiêu điểm sự kiện

    15:15 ngày 09/05/2017

    Nga duyệt binh Chiến thắng 2017 (P1)

    Nga duyệt binh Chiến thắng 2017 (P2)

    Nga duyệt binh Chiến thắng 2017 (P3)

    14:55 ngày 09/05/2017

    Lễ duyệt binh chào mừng 72 năm chiến thắng phát xít kết thúc

    Năm nay thiếu vắng màn trình diễn của Không quân Nga, nguyên nhân được thông báo là do thời tiết không thuận lợi.

    14:43 ngày 09/05/2017

    Khối phương tiện cơ giới tiến vào Quảng trường Đỏ

    Xe tăng T-34-85

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    T-34-85 - huyền thoại của Chiến tranh thế giới thứ II là một trong những loại xe tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa khả năng bảo vệ, tính cơ động, hoả lực và độ tin cậy cũng như khả năng bảo trì.

    Đây cũng là một trong những mẫu thiết kế có thời hạn phục vụ lâu nhất khi nhiều chiếc hiện vẫn còn được sử dụng trong quân đội của một số quốc gia trên thế giới.

    Xe thiết giáp GAZ-2975 Tiger-M

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

    GAZ-2975 Tigr-M được biết đến như một loại xe bọc thép chuyên dụng có nhiệm vụ vận chuyển binh lính, hàng hóa và có thể sử dụng với vai trò như một máy kéo.

    Xe có cấu hình trục 4x4, được thiết kế với khung sườn vững chắc, bốn bánh chủ động với giảm xóc treo thủy lực và lò xo giảm giật với độ đàn hồi cực tốt. Tiger-M có thể tăng tốc độ lên 90 km/h khi đi trên đường đồi núi và 150 km/h trên đường nhựa.  

    Xe thiết giáp kháng mìn Typhoon-K

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 3.

    Kamaz-63969 Typhoon K là xe bọc thép chở quân dẫn động toàn phần với công thức bánh 6x6. 

    Vỏ giáp chống được đạn 14,5 mm kiểu B-32, cũng như đạn xuyên-cháy. Khả năng chống mìn của xe bảo đảm sự sống sót cho kíp vận hành khi bị mìn 8 kg TNT nổ dưới gầm.

    Xe chiến đấu bộ binh BMP-3

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 4.

    BMP-3 là một trong những dòng xe chiến đấu bộ binh tiên tiến và có hỏa lực mạnh nhất thế giới hiện nay. Nó được trang bị pháo chính 2A70 cỡ 100 mm cùng pháo tự động 2A72 cỡ 30 mm.

    Xe bọc thép kháng mìn Typhoon U

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 5.

    Xe bọc thép chống mìn Ural-63095 Typhoon U 6x6 chính thức phục vụ trong quân đội Nga mới từ năm 2014. Chiếc thiết giáp này có khả năng chống đạn xuyên giáp cỡ nòng 14,5 mm hoặc vụ nổ mìn tương đương 8 kg TNT.

    Kíp vận hành xe gồm 3 người, khoang chở quân có thể chở 16 binh lính, cửa ra vào phía sau đuôi giúp hạn chế sức sát thương của hỏa lực địch.

    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 6.

    T-14 Armata là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Nga cũng như trên thế giới. T-14 được trang bị pháo chính 2A82 cỡ nòng 125 mm với cơ số 45 viên đạn, trong đó 32 viên trong hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn 10 - 12 phát/phút.

    Armata có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, cự ly tiêu diệt mục tiêu hiệu quả lên tới trên 5.000 m. Vũ khí phụ gồm 1 súng máy 12,7 mm điều khiển từ trong xe.

    Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 7.

    Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 sử dụng chung khung gầm với xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, xe được trang bị giáp module thế hệ mới với khả năng chống chịu rất tốt trước các loại đạn xuyên giáp. Bên cạnh đó, giáp bổ sung có thể trang bị thêm tùy yêu cầu nhiệm vụ.

    Kurganets-25 sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa gắn pháo 30 mm. Pháo có tầm bắn 4 km, xe có thể mang theo 500 đạn pháo với cơ số 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ mảnh.

    Ngoài ra, trên tháp pháo còn có 1 súng máy đồng trục cỡ 7,62 mm và 4 tên lửa chống tăng Kornet-EM tầm bắn lên tới 10 km để chống lại các loại thiết giáp hặng nặng, thậm chí cả trực thăng bay thấp. IFV này có thể chở theo 7 binh lính với đầy đủ trang bị.

    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 8.

    T-72B3 là phiên bản nâng cấp sâu từ xe tăng T-72B như một giải pháp kinh tế nhằm duy trì sức mạnh chiến đấu của lực lượng thiết giáp Nga trong khi chờ đợi T-14 Armata được sản xuất trên quy mô lớn.

    Những chiếc chiến xa này có một vài thay đổi đáng chú ý so với T-72B3 nguyên mẫu, đó là được lắp giáp hông tương tự T-90SM bao gồm các module của giáp phản ứng nổ thế hệ 3 Relikt, bên cạnh đó tháp pháo cũng được bổ sung giáp phụ và giáp lồng ở mặt sau.

    Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 9.

    Lựu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV được trang bị pháo chính 2A88 cỡ nòng 152 mm, hệ thống nạp đạn tự động giúp cho nó bắn được tất cả các loại đạn 152 mm tiêu chuẩn, đặc biệt là đạn pháo dẫn hướng laser thế hệ mới 9K25 Krasnopol có tầm bắn 70 km.

    Máy tính đường đạn thế hệ mới, cảm biến tối tân cho 2S35 sức mạnh tác chiến vượt trội so với các lựu pháo tự hành hiện có. Kíp vận hành pháo gồm 3 người: chỉ huy, lái xe và pháo thủ. Vũ khí phụ gồm 1 đại liên 12,7 mm gắn trên đỉnh tháp pháo.

    Pháo tự hành 2S19 Msta-S

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 10.

    2S19 Msta-S là hệ thống lựu pháo tự hành bọc thép gắn trên xe bánh xích do UZTM thiết kế  dựa trên khung gầm của xe tăng T-80 và động cơ diesel V-84MS 840 mã lực của xe tăng T-72.

    Pháo chính là loại 2A64 cỡ nòng 152 mm bắn được tất cả các loại đạn 152 mm tiêu chuẩn gồm cả đạn pháo có điều khiển bằng laser Krasnopol, cơ số đạn 50 viên với hệ thống nạp đạn tự động.

    Tháp pháo được bổ sung thêm súng máy phòng không 12,7 mm NSVT với cơ số 300 viên và được trang bị hệ thống phòng vệ NBC.

    Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 11.

    9K720 Iskander là tổ hợp tên lửa đường đạn chiến dịch chiến thuật do Nga chế tạo. Đây là loại đạn tự hành tàng hình áp dụng kỹ thuật plasma khi tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn, khiến cho các sóng radar bị mất khả năng phản hồi.

    Iskander có tầm hoạt động tối đa 550 km, tên lửa có trọng lượng 3.800 kg, được trang bị hệ thống điều khiển thông minh cho phép bay lượn linh hoạt với độ chính xác cao, có thể mang đầu đạn hạn nhân hoặc đầu đạn thường nặng 480 kg.

    Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 12.

    Hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2 có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại mục tiêu bay và cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước có phản xạ sóng radar.

    Thành phần chiến đấu của Buk-M2 gồm: 1 xe chỉ huy 9S510E; 1 xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1-3E; 1 xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E; 6 xe phóng tự hành 9A317E; 6 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E và 48 đạn tên lửa 9M317.

    Tên lửa 9M317 của hệ thống có chiều dài 5,55 m; đường kính 0,4 m, trọng lượng 715 kg mang theo đầu đạn nặng 70 kg; tầm bắn tối đa 50 km.

    Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2DT

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 13.

    Tor-M2DT là phiên bản tối ưu hóa cho việc triển khai hoạt động tại Bắc Cực, module chiến đấu của tổ hợp đặt trên xe rơ moóc bánh xích DT-30 Vityaz. Tính năng kỹ chiến thuận của Tor-M2DT được cho là tương đương với Tor-M2U.

    Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-SA

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 14.

    Pantsir-SA là phiên bản được chế tạo dành riêng cho việc triển khai hoạt động tại vùng Bắc Cực. Tổ hợp này đặt trên khung gầm xe việt dã bánh xích DT-30 Vityaz, đã bỏ 2 khẩu pháo bắn nhanh 2A38 cỡ 30 mm, tăng số lượng tên lửa mang theo lên 18 quả.

    Tổ hợp được trang bị radar mảng pha thế hệ mới tầm hoạt động lên tới 75 km cùng tên lửa đánh chặn nâng cấp tầm bắn 40 km. 

    Xe bọc thép đổ bộ đường không BTR-MD Rakushka

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 15.

    Xe thiết giáp đổ bộ đường không BTR-MD Rakushka là thiết kế mới dựa trên khung gầm xe thiết giáp nhảy dù BMD-4, nó chỉ mới hoàn thành các thử nghiệm cấp nhà nước trong năm 2014.

    BTR-MD có thiết kế phần thân lớn để chứa tổ lái 2 người và 13 lính dù, lái xe ngồi ở giữa, còn các binh sĩ vào và ra khỏi xe qua cửa ở phía sau. Bên ngoài lắp 1 súng máy 7,62mm để chi viện hỏa lực cho quân đổ bộ.

    Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 16.

    Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M có trọng lượng khá nhẹ, chỉ 13,5 tấn để có thể nhảy dù từ máy bay, do vậy nó chỉ có lớp giáp thép mỏng cho phép chống đạn súng máy hoặc mảnh văng đạn pháo.

    Bù lại, BMD-4M lại có hỏa lực cực mạnh với tháp pháo Bakhcha U lắp pháo nòng xoắn 2A70 100 mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Đồng trục với pháo chính là pháo tự động cao tốc 2A72 30 mm, bên cạnh đó là 1 súng máy PKT 7,62 mm và 1 súng phóng lựu tự động AGS-17.

    Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir S1

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 17.

    Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trong tầm ngắn và tầm trung. Tổ hợp này có thể đặt trên khung gầm xe bánh xích hoặc bánh lốp, hoặc các bệ, trụ cố định.

    Tổ hợp gồm 2 pháo phòng không tự động 2A38M cỡ 30 mm và tên lửa đất đối không 57E6, cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Tên lửa 57E6 với vận tốc 1.300 m/s có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tối đa 20 km và trần bay 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển.

    Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 18.

    S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không di động tầm cao do NPO Almaz thiết kế. 

    Sự khác biệt giữa S-400 với các phiên bản S-300 trước chủ yếu là những cải tiến sâu hơn về thiết bị điện tử cùng với việc triển khai thêm 4 loại tên lửa mới cho hệ thống nhằm tăng khả năng tác chiến chống lại các loại mục tiêu nhất định.

    Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 19.

    Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 được phát triển dựa trên công nghệ của dòng ICBM di động RS-21M2 Topol-M. RS-24 có khả năng mang theo 4 đầu đạn hạt nhân tự dẫn với sức công phá mỗi đầu đạn tương đương 300 Kilotone (300.000 tấn TNT).

    Công nghệ sử dụng trên dòng ICBM này vẫn là điều tuyệt mật. Theo các nguồn tin ngoài lề, tầm bắn của RS-24 đạt tới 11.000 km.

    Xe bọc thép chở quân Boomerang

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 20.

    Boomerang dự kiến sẽ thay thế các loại BTR cũ trong Quân đội Nga, chiếc APC này sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa tương tự loại sử dụng trên xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 với pháo chính 30 mm có tầm bắn tối đa 4 km, vũ khí phụ gồm súng máy đồng trục 7,62 mm và đại liên 12,7 mm.

    Tháp pháo còn trang bị 4 tên lửa chống tăng có điều khiển, cho phép đối phó với các mục tiêu bọc giáp hạng nặng. Boomerang sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến giúp nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu so với dòng BTR.

    14:28 ngày 09/05/2017

    Các đơn vị thuộc nhiều quân binh chủng khác nhau của Quân đội Nga lần lượt tiến qua lễ đài. 

    Đây đều là các đơn vị giàu thành tích và truyền thống nhất của Hải - Lục - Không quân Nga. Ngoài ra còn có khối học viên sĩ quan của các học viện, nhà trường thuộc Quân đội Nga.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 3.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 4.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 5.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 6.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 7.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 8.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 9.

    14:26 ngày 09/05/2017

    Đoàn Quân nhạc và cờ của các đơn vị mặt trận mở màn cuộc diễu binh.

    Toàn cảnh Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    14:25 ngày 09/05/2017

    Tham mưu trưởng Lục quân Nga dẫn đầu đoàn diễu binh.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    14:23 ngày 09/05/2017

    Những loạt đại bác vang lên trên nền nhạc hùng tráng.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    14:20 ngày 09/05/2017

    Phút mặc niệm những người đã ngã xuống trong Chiến tranh thế giới II.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    14:15 ngày 09/05/2017

    Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc diễn văn khai mạc.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    14:14 ngày 09/05/2017

    Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp nhận quyền chỉ huy Lễ duyệt binh.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    14:09 ngày 09/05/2017

    Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu duyệt qua các hàng quân danh dự.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

    14:07 ngày 09/05/2017

    Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu tiếp nhận chỉ huy Lễ duyệt binh.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 2.

    14:02 ngày 09/05/2017

    Quốc kỳ Nga cùng lá cờ chiến thắng được rước ra Quảng trường Đỏ trên nền bài hát Chiến thắng thần thánh.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    14:00 ngày 09/05/2017

    Chuông đồng hồ trên Quảng trường Đỏ điểm 10 tiếng, Lễ Duyệt binh chính thức bắt đầu.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    13:55 ngày 09/05/2017

    Tham mưu trưởng Lục quân Nga, Thượng tướng Oleg Salyukov chỉ huy Lễ duyệt binh.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    13:45 ngày 09/05/2017

    Trước giờ duyệt binh, các phương tiện quân sự đã về vị trí tập kết.

    Trực tiếp: Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng phát xít ở Nga - Ảnh 1.

    13:30 ngày 09/05/2017

    Lễ duyệt binh ngày 9/5 hàng năm ở Nga luôn là một trong những sự kiện quân sự được chờ đợi nhất trong năm. 

    Điều đặc biệt trong lễ duyệt binh năm nay là sự xuất hiện lần đầu tiên của các vũ khí, khí tài được tối ưu hóa để tác chiến tốt nhất ở Bắc Cực, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2DT và Pantsir-SA, xe thiết giáp chở quân BTR-82A và một số phương tiện hỗ trợ...

    Lên trên
    Báo lỗi cho Soha

    *Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại