Trong xã hội với tình trạng lão hóa ngày càng tăng như hiện nay, bấp chấp sự phát triển của chăm sóc y tế thì ngày càng có nhiều người vẫn phải sống chung với các vấn đề về tim. Đó là lý do tại sao người ta ngày càng chú ý đến các thiết bị theo dõi nhịp tim. Apple Watch cũng là một trong số đó, với nhiều lần phát hiện và cảnh báo các vấn đề bất thường về tim.
Nhưng không phải ai cũng có thể mua Apple Watch hay đeo nó cả ngày. Vì thế, các nhà khoa học đang cố tìm ra các phương pháp theo dõi mới, đặc biệt hữu dụng với những người mắc bệnh tim mãn tính.
Trên thực tế, vấn đề quan trọng nhất đối với những người bị bệnh tim mãn tính như suy tim sung huyết, hay cơ tim suy yếu, là việc bạn không thể yêu cầu họ ở trong bệnh viện để theo dõi ngày này qua ngày khác. Chi phí, sự bất tiện và thậm chí cả hiệu quả điều trị theo cách này cũng không cao. Thậm chí, tỷ lệ bệnh nhân suy tim sung huyết phải nhập viện lại sau khi được xuất viện trong vòng 90 ngày cũng khá cao, lên tới 90%.
Tất cả nằm ở việc sau khi xuất viện, các bệnh nhân đã không còn được theo dõi kỹ, bị bỏ lỡ các dấu hiệu nặng do chăm sóc y tế không liên tục. Bệnh nhân không dùng thuốc theo toa đúng cách hoặc không theo dõi huyết áp và các tình trạng khác, cũng có thể khiến bệnh suy tim tái phát. Các bác sĩ thường khuyên nên theo dõi thường xuyên huyết áp... một việc khó đối với hầu hết bệnh nhân. Khảo sát cho thấy chỉ có dưới 10% bệnh nhân bị suy tim sung huyết thường xuyên làm như vậy.
Một số công nghệ mới đã được phát triển như CardioMEMS, thiết bị đo huyết áp bằng cách cấy ghép mô cấy vào động mạch phổi. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể chấp nhận một ca phẫu thuật cấy ghép, hay chi phí cho nó. Ngoài ra, ngay cả với các thiết bị đeo được có thể đeo, người đeo cuối cùng cũng phải có ý định chủ động theo dõi tình hình của chính mình, thay vì ngừng theo dõi nửa chừng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Rochester, đã nghĩ ra một phương pháp để theo dõi nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách gắn cảm biến vào bồn cầu. Bởi nó là thứ mà ngay cả các bệnh nhân hay người bình thường cũng phải sử dụng, gần như hàng ngày. Vì vậy, nếu lắp đặt cảm biến trên bệ toilet, việc theo dõi sẽ thu được kết quả liên tục.
Không giống như các thiết bị theo dõi hiện có được sử dụng trong bệnh viện và nhà bệnh nhân, thiết bị sẽ đo lượng oxy trong máu từ "động mạch sau đùi" thay vì ngón tay. Thiết bị được cài đặt để hoạt động không dây, tích hợp pin và cũng dễ dàng lau rửa. Số liệu ghi nhận được sẽ đưa lên các dịch vụ điện toán đám mây. Từ đó, người dùng có thể phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu của bệnh và bác sĩ cũng dễ dàng theo dõi các chỉ số tại nhà riêng của bệnh nhân.
"Trong khi ngồi trên bệ toilet, bệnh nhân không cần làm gì cả", Nicholas Conn, thành viên nhóm nghiên cứu. "Việc theo dõi sẽ hoàn tất chỉ bằng cách ngồi xuống".
Phương pháp giám sát này đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng với hơn 300 người và sẽ được FDA chấp thuận vào năm 2021.
Tham khảo theconversation