Tranh cãi gay gắt về clip người phụ nữ gác chân lên tay vịn xe bus

Lam Giang |

Đoạn clip phản ánh về ý thức tham gia sử dụng phương tiện giao thông công cộng của một người phụ nữ đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Một đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội ghi lại tình huống được cho là diễn ra trên xe bus tuyến số 05 (TP. Ninh Bình đi huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình).

Theo clip, trên xe bus có nhiều người đang ngồi trên xe. Một người phụ nữ ngồi ghế sát cửa lên xuống đã gác 2 chân lên thanh vịn. Hai người phụ nữ mặc áo hồng và áo chống nắng chấm bi thấy vậy nên phản ứng gay gắt, yêu cầu người phụ nữ bỏ chân xuống.

"Cùng mất tiền 35 nghìn tiền vé đi xe nhưng nên tôn trọng mọi người, không nên gác chân lên như vậy", một hành khách to tiếng nhắc nhở.

Thế nhưng người phụ nữ vẫn khăng khăng nói: "Đây mất tiền mua ghế, ngồi một mình một chỗ không ảnh hưởng tới các bà".

Sau đó cả nhà xe cũng lên tiếng khuyên can nhưng 3 người phụ nữ vẫn liên tục giằng co nhau như trong clip.

Tranh cãi gay gắt về clip người phụ nữ gác chân lên tay vịn xe bus - Ảnh 2.

Hình ảnh cắt từ clip

Nhiều người khác lại cho rằng dù clip là diễn hay không thì đây cũng là một tình huống phản ánh thực tế bởi có nhiều người cần phải nâng cao hơn nữa ý thức tham gia các phương tiện giao thông công cộng.Đoạn clip nhanh chóng được lan truyền trên khắp các diễn đàn mạng xã hội. Một số người cho rằng đây là một nhóm người đang "diễn", đóng clip để câu view.

Một số người lại chỉ ra lỗi của cả tài xế cũng như những người phụ nữ khi góp ý người khác.

Một số bình luận nổi bật của cư dân mạng:

"Ý thức không bằng con ruồi, chán thật chân thối lại còn đưa lên gặp ai thì cũng bức xúc thôi";

"Lớn rồi mà ý thức kém quá đi xe công cộng chứ có phải xe của nhà đâu mà lại gếch chân như thế kia. Đã sai rồi còn vẫn bảo thủ, chẳng có tí ý thức nào, để người ta nhắc nhở rồi mà vẫn còn ngang";

"Đi xe buýt thời sang với ai mà nói mất tiền mua chỗ ngồi. Con cái nó nhìn thấy clip này nó cũng xấu hổ về mẹ";

"Dàn dựng, chứ ở ngoài đời chắc lái xe với phụ xe họ cho xuống ruộng từ lúc vừa ho he gác chân rồi ấy chứ ngồi đấy mà cãi nhau được à?";

"Đi xe ghét nhất cái kiểu ngồi sau gác chân lên tận trên đầu người khác, ý thức chán quá. Nhắc xong còn thái độ đã để vào đầu mày đâu mới cay";

"Sai là 2 bà kia sai đấy. Khuyên người ta được thì khuyên, chứ không thể nào ép người ta theo ý mình. Vì về cơ bản bà kia gác chân vậy là không sai. Còn nhà xe 100% là sai. Không có cái xe bus nào vừa chạy mà vừa mở cửa, lại còn không có lơ xe đứng canh (khi mở cửa) nữa";

"Ít ra người ta cũng bỏ dép ra, hãy nghĩ người ta đi làm mệt mỏi, nghỉ ngơi trên đường về nhà, nếu chân người ta hôi thì nhắc nhẹ thôi, động chân tay thế làm gì. Đăng lên mạng xong 1 đống người hùa nhau vào chửi mục đích gì?";

"Tôi nghi là nội dung bẩn, mở cửa để minh hoạ cho chân thối. Chứ ai đời khách cãi nhau mà phụ xe và tài xế trên xe vẫn bình chân như vậy?";

Tranh cãi gay gắt về clip người phụ nữ gác chân lên tay vịn xe bus - Ảnh 3.

"Hình ảnh phản cảm ạ. Không biết thanh niên này nghĩ gì nữa? Độc chiếm 1 mình 1 ghế rồi còn gác chân lên tận đầu người khác" - Hình ảnh được hành khách phản ánh trên chuyến xe bus số 54.

Tranh cãi gay gắt về clip người phụ nữ gác chân lên tay vịn xe bus - Ảnh 4.

"Nay đi bus 102 lúc chập tối. Vừa lên xe em đã trông thấy cảnh này. Đôi bạn trẻ hồn nhiên gác chân nói chuyện rất vui vẻ. Mong các bạn đi bus có ý tứ một chút".


Tranh cãi gay gắt về clip người phụ nữ gác chân lên tay vịn xe bus - Ảnh 5.

Xe đông hay vắng khách anh cứ làm một giấc là về tới bến!


Những hình ảnh như trên không phải là hiếm gặp trên các chặng xe bus, nhất là những tuyến xe bus đường dài. Không chỉ ngồi nằm gác chân ngả ngốn, hành khách còn nhả bã kẹo cao su lên ghế, vứt rác bừa bãi, say rượu, không kiềm chế cảm xúc, sàm sỡ, không nhường ghế cho người được ưu tiên...Tất cả những điều đó phần nào làm cho bộ mặt của loại hình giao thông công cộng này trở nên xấu xí trong mắt nhiều người.

Để tạo dựng môi trường văn minh, an toàn, mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm vì cộng đồng, góp phần tạo nên văn hóa sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Clip: MXH


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại