Dự kiến thay đổi lớn nhất trong cấu hình vũ khí của cặp Gepard tiếp theo mà Nga đóng cho Việt Nam nằm ở việc lắp đặt bệ phóng đa năng UKSK, tương thích với đạn hành trình chống hạm siêu âm 3M-54TE (Klub-N) có tầm bắn 220 km. Bên cạnh đó, bệ phóng UKSK còn triển khai được cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14TE, lẫn tên lửa chống ngầm 91RTE.
Nhờ được trang bị tên lửa mới, 2 chiếc Gepard 3.9 tiếp theo của Việt Nam sẽ có năng lực chống tàu mặt nước vượt trội cho với 4 khinh hạm đầu tiên và cả 8 tàu tấn công nhanh Molniya 1241.8, thậm chí đây còn là những tàu hộ vệ tên lửa đáng sợ nhất khu vực.
Khinh hạm Dagestan số hiệu 693 lớp Gepard thuộc Hạm đội Caspian của Hải quân Nga được trang bị bệ phóng UKSK cùng tên lửa hành trình chống hạm Klub
Đáng tiếc rằng chưa kịp hình thành nhưng vị thế của Gepard lại đang bị đe dọa dữ dội bởi chính phiên bản nâng cấp của Molniya 1241.8 mà Việt Nam chuẩn bị triển khai. Theo kế hoạch, sau khi nghiệm thu cặp tàu M5 và M6, chúng ta sẽ đóng thêm 4 tàu với tên lửa chống hạm mạnh hơn.
Tổng Giám đốc Cục Thiết kế Hải quân Trung ương Almaz, ông Alexander Shlyakhtenko từng cho biết vũ khí dùng để nâng cấp các tàu tấn công nhanh này có thể là tên lửa Yakhont hoặc Klub.
Tuy nhiên cần lưu ý thêm nếu tích hợp một trong hai loại đạn chống hạm siêu âm này lên tàu Molniya thì bệ phóng sẽ phải đặt nghiêng vì chiều dài của chúng lên tới gần 9 m, trong khi chiều cao mạn của Molniya chỉ là 2,5 m, không thể bố trí theo phương thẳng đứng như truyền thống.
Tàu tên lửa Nanuchka 1234.7 sau khi hiện đại hóa được trang bị 2 bệ phóng CM-403 với cơ số 12 tên lửa chống hạm Oniks
Nếu Việt Nam chọn tên lửa Yakhont, có thể dự đoán rằng tàu sẽ được lắp bệ phóng CM-403 tương tự như lớn Nanuchka nâng cấp, bề ngang khá lớn của bệ phóng CM-403 so với KT-184 cũng không phải vấn đề lớn khi nó hoàn toàn có thể bố trí xoay 90 độ so với cách lắp đặt trên.
Ảnh đồ họa phương án lắp đặt bệ phóng nghiêng đa năng 3S-14PE lên khu trục hạm Udaloy Dự án 1155
Còn nếu Hải quân Việt Nam "chốt" phương án tên lửa Klub để đồng bộ hóa với Gepard 3.9, tàu sẽ mang bệ phóng nghiêng 3S-14PE của nhà sản xuất Concern Morinformsystem-Agat với 2 cụm 6 đạn tên lửa sẵn sàng phóng. Nhiều khả năng bệ phóng 3S-14PE cũng sẽ được xoay 90 độ tương tự như CM-403 để phù hợp với bề ngang của Molniya.
Hai tàu Molniya M5 và M6 neo tại cảng sau khi nghiệm thu cấp nhà máy
Nhờ được trang bị tới 12 tên lửa hành trình đối hạm siêu âm tầm xa (so với 8 đạn của cặp Gepard 3.9 tiếp theo), Molniya nâng cấp mới chính là tàu chiến mặt nước có hỏa lực chống hạm mạnh nhất của Hải quân Việt Nam.
Vấn đề được quan tâm tiếp theo có lẽ là dự án nào sẽ được triển khai trước và lớp tàu nào sẵn sàng trực chiến sớm hơn để nâng sức mạnh của Hải quân Việt Nam lên một tầm cao mới!