Trái đất đã thay đổi cách di chuyển vì COVID-19

Bảo Nam |

Việc các quốc gia thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn việc đi lại và hạn chế các hoạt động kinh doanh đã góp phần làm giảm các "rung động" có thể quan sát được trên Trái đất, mang lại lợi ích lớn cho các nhà nghiên cứu địa chất.

Đại dịch COVID-19 đã mang lại sự hỗn loạn cho cuộc sống và nền kinh tế trên toàn thế giới. Nhưng những nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của virus có thể đang khiến cho chính hành tinh này của chúng ta di chuyển ít hơn một chút.

Các nhà nghiên cứu nghiên cứu sự chuyển động của Trái đất đang báo cáo sự sụt giảm về tiếng ồn địa chấn - tiếng rung của lớp vỏ hành tinh - và đó có thể là kết quả của việc mạng lưới giao thông cùng các hoạt động khác của con người đang bị tạm hoãn trên quy mô lớn. Họ nói rằng điều này có thể cho phép các máy dò phát hiện các trận động đất nhỏ hơn và tăng cường nỗ lực giám sát hoạt động của núi lửa và các sự kiện địa chấn khác.

Trái đất đã thay đổi cách di chuyển vì COVID-19 - Ảnh 1.

"Sự sụt giảm của tiếng ồn địa chấn này thường chỉ xảy ra trước đây trong một khoảng thời gian ngắn vào mỗi dịp Giáng sinh", Thomas Lecocq, một nhà địa chấn học của Đài quan sát Hoàng gia Bỉ ở thành phố Brussels, cho biết.

Giống như các sự kiện tự nhiên như động đất khiến lớp vỏ Trái đất di chuyển, các rung động do phương tiện di chuyển và máy móc công nghiệp cũng có thể gây ra hiện tượng tương tự. Và mặc dù hiệu ứng từ các nguồn riêng lẻ có thể nhỏ, nhưng cùng nhau, chúng tạo ra một nền nhiễu, làm giảm khả năng quan sát của các nhà địa chấn nhằm phát hiện ra các tín hiệu khác xảy ra ở cùng tần số.

Trái đất đã thay đổi cách di chuyển vì COVID-19 - Ảnh 2.

Nguồn: Đài thiên văn hoàng gia Bỉ


"Dữ liệu từ máy đo địa chấn tại đài quan sát cho thấy các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Brussels đã khiến tiếng ồn địa chấn do con người gây ra giảm khoảng một phần ba", theo ông Lecocq. Các biện pháp bao gồm đóng cửa trường học, nhà hàng và các địa điểm công cộng khác từ ngày 14/3 và cấm tất cả các chuyến du lịch không cần thiết từ ngày 18/3.

Hệ quả là đã tăng cường độ nhạy của thiết bị trong đài quan sát, cải thiện khả năng phát hiện sóng trong cùng dải tần số cao. Máy đo địa chấn bề mặt của cơ sở này cũng nhạy cảm với các trận động đất nhỏ và các vụ nổ mỏ đá hơn.

Sự rung động địa chất là cơ sở để các nhà khoa học đánh giá và quan sát các rung động nền xảy ra tự nhiên, chẳng hạn như những vụ động đất hay hoạt động của núi lửa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ hoạt động của con người, các tần số thu được thường bị nhiễu loạn.

"Đây là lúc mọi thứ thực sự trở nên yên tĩnh ở Bỉ", ông nói.

Trái đất đã thay đổi cách di chuyển vì COVID-19 - Ảnh 3.

Theo Andy Frassetto, một nhà địa chấn học tại Viện nghiên cứu địa chấn Incorporated ở Washington DC (Mỹ) thì nếu việc hạn chế đi lại và kinh doanh tiếp tục diễn ra trong những tháng tới, các nhà khoa học không chỉ ở Bỉ mà tất cả các thành phố trên khắp thế giới sẽ có cơ hội thu thập thêm nhiều thông tin địa chất hơn.

Celeste Labedz, một sinh viên tốt nghiệp ngành địa vật lý tại Viện Công nghệ California ở Pasadena, cũng chia sẻ trên Twitter rằng có sự sụt giảm nghiêm trọng về tiếng ồn nền, đo được ở một trạm tại Los Angeles.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trạm theo dõi địa chấn đều sẽ thấy một hiệu ứng rõ rệt như ở Brussels. Emily Wolin, nhà địa chất tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ở New Mexico cho biết nhiều trạm được đặt có chủ đích ở vùng sâu vùng xa hoặc tại các lỗ khoan sâu để tránh tiếng ồn gây ra bởi con người. Do đó, lợi ích của sự thay đổi mang lại sẽ không quá đáng kể.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại