Top những quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất giữa thời bão giá năng lượng: Ba “ông lớn” bằng 10 nước cộng lại, châu Âu khó khăn chồng chất

Anh Dũng |

Thế giới đang đứng giữa cuộc khủng hoảng năng lượng đầu tiên của thế kỷ 21 và điều đó được phản ánh thông qua sản lượng dầu của các quốc gia.

Những biến động trên thế giới gần đây càng khiến cho cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên trầm trọng hơn. Giá năng lượng tăng vọt, đặc biệt đối với dầu, khí đốt và than đá. Điều này khiến tỷ lệ lạm phát ở một số quốc gia chạm đến ngưỡng kỷ lục. Một số khác phải đối phó với tình trạng thiếu hụt năng lượng.

Từ Báo cáo thống kê về Năng lượng Thế giới của BP, cuộc khủng hoảng năng lượng có thể được thể hiện thông qua tình hình của các quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới năm 2021.

Sản lượng dầu các nước OPEC so với các khu vực khác trên thế giới

 Top những quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất giữa thời bão giá năng lượng: Ba “ông lớn” bằng 10 nước cộng lại, châu Âu khó khăn chồng chất  - Ảnh 1.

Nhìn chung, so với mức tổng sản lượng là 89,9 triệu thùng/ngày, các nước OPEC là những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Nhưng con số 31,7 triệu thùng/ngày vẫn là mức thấp hơn so với giai đoạn tiền đại dịch. Năm 2020, OPEC đã giảm sản lượng xuống mức chưa từng có là 10 triệu thùng/ngày.

 Top những quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất giữa thời bão giá năng lượng: Ba “ông lớn” bằng 10 nước cộng lại, châu Âu khó khăn chồng chất  - Ảnh 2.

Nguồn: BP’s Statistical Review of World Energy

Theo sau các nước OPEC, Mỹ, Canada và Mexico chỉ chiếm hơn 1/4 sản lượng dầu toàn cầu vào năm 2021. Trong khi riêng Saudi Arabia đã chiếm 1/3 sản lượng của OPEC, gần 70% sản lượng dầu ở Bắc Mỹ có xuất xứ từ Mỹ. Mỹ cũng chính là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Đối với cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), Nga là nhà sản xuất lớn nhất, chiếm 80% tổng sản lượng của các quốc gia cùng khu vực.

Các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới năm 2021

Khoảng 43% sản lượng dầu của thế giới năm 2021 chủ yếu đến từ 3 quốc gia là Mỹ, Saudi Arabia và Nga. Sản lượng dầu của ba quốc gia này nhiều hơn sản lượng của 10 quốc gia hàng đầu cộng lại.

 Top những quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất giữa thời bão giá năng lượng: Ba “ông lớn” bằng 10 nước cộng lại, châu Âu khó khăn chồng chất  - Ảnh 3.

Nguồn: BP’s Statistical Review of World Energy

Trong vài thập kỷ qua, sản lượng dầu của Mỹ như đi trên tàu lượn siêu tốc với nhiều mức đỉnh và đáy. Từ mức cao nhất là 11,3 triệu thùng/ngày vào năm 1970, sản lượng dầu của Mỹ tụt xuống mức thấp kỷ lục là 6,8 triệu thùng/ngày vào năm 2008.

Tuy nhiên, Mỹ đã có những thay đổi lớn trong thập niên 2010. Quốc gia này đã vượt Saudi Arabia và trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Tính đến năm 2021, Mỹ vẫn chủ yếu là nhà nhập khẩu dầu thô và xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Saudi Arabia và Nga sản xuất khoảng 11 triệu thùng/ngày trong năm 2021. Cả hai nước này cũng là những nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Các tập đoàn dầu khí quốc doanh ở cả hai nước như Saudi Aramco và Gazprom là những công ty sản xuất dầu khí có giá trị nhất.

Đối với châu Âu, chỉ có Na Uy lọt vào danh sách 15 nhà sản xuất dầu hàng đầu. Sản lượng của nước này chiếm 2,3% sản lượng toàn cầu. Sự thiếu hụt sản lượng của châu Âu một phần là do sự phụ thuôc vào dầu khí nhập khẩu của Nga. Điều này khiến cuộc khủng hoảng năng lượng trong khu vực châu Âu ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng đến việc sản xuất dầu ra sao?

Sau khi giảm sâu vào năm 2020, nhu cầu dầu khí đang tăng trở lại và hiện đang vượt qua mức trước đại dịch. Không những thế, những hạn chế về nguồn cung khiến thị trường bị thắt chặt, đẩy giá dầu lên cao.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng, các quốc gia trên thế giới đang tăng cường nguồn cung dầu thông qua việc tăng sản lượng hoặc giải phóng Kho Dự trữ dầu Chiến lược (SPR).

Sản lượng dầu của Mỹ dự kiến sẽ tăng lên 1 triệu thùng/ngày vào năm 2022. Cùng với đó, các quốc gia phương Tây đang kêu gọi thành viên OPEC tăng sản lượng để giảm giá dầu. Tuy nhiên, các quốc gia OPEC vẫn đang theo sát kế hoạch tăng sản lượng của họ, vì sản lượng hiện tại vẫn ở mức thấp hơn năm 2020.

Mỹ hiện đang giải phóng 180 triệu thùng dầu từ SPR của mình. Nhưng với nhu cầu dầu dự kiến ​​sẽ đạt con số kỷ lục mới vào năm 2023, quốc gia này vẫn còn phải xem liệu những nỗ lực tăng nguồn cung này có đủ để hạn chế tình trạng khủng hoảng hay không.

Tham khảo: BP’s Statistical Review of World Energy


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại