Top 5 sự kiện khoa học đỉnh cao, định hình năm 2019 của nhân loại

Trang Ly |

Đâu là những câu chuyện khoa học định hình năm 2019 của nhân loại?

2019 là năm rực rỡ của khoa học. Kết thúc thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu trong hành trình khám phá, chinh phục những bí ẩn mới. Song song với đó là những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt không chỉ trong năm nay mà còn trong thời gian tới, xét dưới góc độ khoa học.

Bài viết Top những sự kiện khoa học nổi bật nhất năm 2019 được tổng hợp từ National Geographic, The Guardian, mời độc giả theo dõi:

Top 5 sự kiện khoa học đỉnh cao, định hình năm 2019 của nhân loại - Ảnh 1.

Liệu 2019 có phải là năm cuối cùng công chúng phải nhìn nhận nghiêm túc vấn đề biến đổi khí hậunóng lên toàn cầu mà giới khoa học cảnh báo rất nhiều lần trước đây?

Còn nhớ năm 2018, Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra thách thức lớn cho toàn nhân loại về việc kìm giữ nhiệt độ Trái Đất dưới 1,5 độ C. Lượng khí thải CO2 toàn cầu buộc phải cần giảm một nửa trong vòng 12 năm và đạt mức 0 vào khoảng năm 2050.

Thực tế là gì?

Lượng khí thải vẫn tăng. Trái Đất vẫn cứ nóng thêm. Băng cứ tan. Hệ sinh thái tiếp tục sụt giảm số lượng khổng lồ. Còn con người, vẫn phải đối mặt với những thảm họa tự nhiên, thiên tai ngày một khắc nghiệt, đáng sợ.

Top 5 sự kiện khoa học đỉnh cao, định hình năm 2019 của nhân loại - Ảnh 2.

Photo: Fabian Struwe / Unplash

Đứng trước thực tại đáng lo ngại này, giới trẻ trên toàn thế giới đã bắt đầu nhin nhận về tương lai của chính họ và các thế hệ về sau sẽ nguy hiểm ra sao trong một thế giới khi sự phát triển cứ thế tăng ồ ạt, bất chấp môi trường, môi sinh.

Nhà hoạt động môi trường 17 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg đã khởi động một chiến dịch vì khí hậu toàn cầu, yêu cầu các chính phủ phải lắng nghe cảnh báo của giới khoa học và hành động như thể Trái Đất đang lâm nguy thực sự, không còn đường lùi.

Giới khoa học đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không thể xoay chuyển mọi thứ một cách nhanh chóng?

Các tác động lên Trái Đất đến nay đã quá lớn: Sông băng tan chảy trên toàn thế giới; Greenland mất băng nhanh chón; Sóng nhiệt và hỏa hoạn xảy ra kỷ lục, thường xuyên hơn; Mưa lũ gia tăng; Hạn hán hoành hành khắp chốn...

Điều tồi tệ nhất vẫn có thể tránh được NHƯNG nếu chúng ta càng hun nóng hành tinh càng nhiều thì mọi chuyện sẽ quá muộn màng.

Top 5 sự kiện khoa học đỉnh cao, định hình năm 2019 của nhân loại - Ảnh 3.

Lỗ đen/Hố đen là một trong những bí ẩn khổng lồ của nhân loại hàng trăm năm qua. Bí ẩn một phần được giải mã khi tập thể hơn 200 nhà khoa học quốc tế thuộc dự án Kính thiên văn Chân trời sự kiện (Event Horizon Telescope - EHT) công bố bức ảnh lần đầu tiên trong lịch sử về hố đen, chứng minh sự tồn tại của 'quái vật vũ trụ' cũng như khẳng định được thành tựu quan sát thành công vật thể vô hình trong vũ trụ của nhân loại thế kỷ 21.

Top 5 sự kiện khoa học đỉnh cao, định hình năm 2019 của nhân loại - Ảnh 4.

Hố đen/Lỗ đen được xem là 'quái vật vũ trụ', ẩn chứa rất nhiều bí ẩn mà khoa học cần giải mã. Photo: SciTechDaily

Hố đen mà EHT chụp được là một hố đen siêu lớn, nằm giữa trung tâm thiên hà Messier 87 (M87), cách Trái Đất 54 triệu năm ánh sáng. 'Quái vật' khổng lồ này có khối lượng gấp 6,5 tỷ lần Mặt Trời của chúng ta, kích cỡ gần bằng dài Ngân Hà.

Hố đen của M87 ở rất xa, giới thiên văn học đã ví kỳ tích kỹ thuật đáng kinh ngạc này giống như việc cố gắng quan sát một vật thể có kích thước 1mm từ khoảng cách 13.000 km.

Một điều đáng trân trọng ở con người đó là chúng ta không ngừng học hỏi, không ngừng tò mò và khám phá. Bởi, sau thàng công của bức ảnh công bố ngày 10/4/2919 này, giới khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu để chụp được những bức ảnh rõ nét hơn, tiếp tục giải mã những bí ẩn xoay quanh vật thể khổng lồ, đáng sợ thực sự ngoài không gian này.

Top 5 sự kiện khoa học đỉnh cao, định hình năm 2019 của nhân loại - Ảnh 5.

Ngày 18/10/2019, lịch sử ghi nhận sự kiện, lần đầu tiên trên thế giới, hai nữ phi hành gia của NASA là Christina Koch và Jessica Meir đã đi bộ ngoài không gian, bên ngoài Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để thực hiện sứ mệnh sữa chữa những hỏng hóc phần pin của ISS.

Cuộc đi bộ kéo dài 7 giờ 17 phút. Không chỉ sữa chữa kỹ thuật bên ngoài ISS, hai nữ phi hành gia NASA còn có cuộc điện đàm ngắn với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đặt tham vọng rất lớn lên NASA khi muốn cơ quan này phải hoàn thành mục tiêu đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng năm 2024.

Top 5 sự kiện khoa học đỉnh cao, định hình năm 2019 của nhân loại - Ảnh 6.

Hai nữ phi hành gia NASA: Christina Koch (trái) và Jessica Meir. Photo: NASA

"Hai bạn đang làm một việc phi thường. Đây là những bước đi đầu tiên của sứ mệnh tái đổ bộ Mặt Trăng mà chúng ta sẽ hiện thực hóa chỉ trong vài năm nữa. Để sau đó còn đưa người lên sao Hỏa." - Tổng thống Trump nói trong cuộc điện đàm.

Người Mỹ tôn vinh sự kiện này là một thành tựu lịch sử đáng nhớ. Họ hy vọng rằng, đây là những bước đi đầu tiên cho sứ mệnh đưa cặp phi hành gia (1 nam, 1 nữ) đổ bộ cực Nam Mặt Trăng năm 2024., sau đó tạo tiền đồn để đưa nhà thám hiểm lên sao Hỏa.

Trong lịch sử nhân loại, người đầu tiên đi bộ ngoài vũ trụ là Anh hùng Liên Xô, phi hành gia Alexei Leonov (1934-2019). 12 phút 9 giây là tổng thời gian đi bộ ngoài không gian mà Alexei Leonov thực hiện khi con tàu Voskhod 2 trôi quanh Trái Đất theo quỹ đạo hình elip ở khoảng cách 500 km.

Top 5 sự kiện khoa học đỉnh cao, định hình năm 2019 của nhân loại - Ảnh 7.

Tháng 10/2019, 'gã khổng lồ công nghệ' Google thông báo trên Tạp chí Nature: Google đã đạt được thành tựu Lượng tử tối cao (Quantum supremacy) khi chế tạo thành công cỗ máy tính lượng tử, có khả năng rút ngắn thời gian giải một bài toán siêu nhanh, từ 10.000 năm xuống còn 200 giây.

Top 5 sự kiện khoa học đỉnh cao, định hình năm 2019 của nhân loại - Ảnh 8.

Google đã đạt được thành tựu Lượng tử tối cao (Quantum supremacy) với máy tính Sycamore. Photo: Google

Cỗ máy siêu việt này có tên Sycamore. Sycamore được cho là chỉ mất khoảng 200 giây để giải xong bài toán mà siêu máy tính mạnh nhất thế giới Summit của IBM mất 10.000 năm (tức là nhanh hơn 1,5 triệu tỉ lần).

Màn trình diễn này đã thể hiện sự vượt trội, thống trị của máy tính lượng tử (Google) đối với những thuật toán tối tân trên siêu máy tính hàng đầu hiện nay (IBM). Thành tựu này đánh dấu một bước tiến của tính toán lượng tử của nhân loại.

Top 5 sự kiện khoa học đỉnh cao, định hình năm 2019 của nhân loại - Ảnh 9.

Dịch bệnh virus Ebola tại châu Phi bùng phát năm 2014 đã khiến hơn 11.000 người ở tây Phi thiệt mạng.

Câu chuyện về Ebola năm 2019 nhấn mạnh cả về thành tựu của tiến bộ khoa học và cả những thách thức dai dẳng trong việc cải thiện sức khỏe của cộng đồng ở những nơi khó khăn nhất trên thế giới.

Top 5 sự kiện khoa học đỉnh cao, định hình năm 2019 của nhân loại - Ảnh 10.

Dịch bệnh Ebola đã bị đánh bại năm 2019. Photo: Junior D Kannah/AFP via Getty Images

Cuối năm 2019, giới khoa học đã tìm ra được loại vắc-xin Ebola và hai loại thuốc đặc trị khác, giúp ngăn chặn dịch bệnh đáng sợ này.

2019 kết thúc, mở ra chương mới cho năm 2020. Trong một năm mới đây, nhân loại sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu khoa học nào? Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu sẽ diễn biến ra sao? Hãy cùng chờ đón...

Bài viết sử dụng nguồn: National Geographic, The Guardian

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại