Tổng thư ký LHQ: Chúng ta đang coi thiên nhiên như cái bồn cầu và tự đào mồ chôn mình

Hương Giang |

5 quốc gia phát thải nhiều nhất gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Ấn Độ.


Ngày 1/11/2021, trang thông tin của Liên Hợp Quốc đã đăng tải bài viết với tiêu đề COP26: Enough of ‘treating nature like a toilet’ – Guterres brings stark call for climate action to Glasgow (tạm dịch là COP26: 'Coi thiên nhiên như cái bồn cầu' như vậy là đủ rồi - Tổng thư ký LHQ thẳng thắn kêu gọi hành động vì môi trường tại sự kiện ở Glasgow). Bài viết được đăng tải trong bối cảnh COP26 đang diễn ra, họp bàn về các vấn đề khí hậu thế giới.

COI THIÊN NHIÊN NHƯ CÁI BỒN CẦU

Mới chỉ ít hôm trước, hàng ngàn người cùng các nhà báo đã tập trung tại nơi tổ chức sự kiện ở thành phố Glasgow, Scotland để nghe các nguyên thủ quốc gia phát biểu khi COP26 diễn ra.

Tổng thư ký LHQ: Chúng ta đang coi thiên nhiên như cái bồn cầu và tự đào mồ chôn mình - Ảnh 2.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres phát biểu tại COP26. Ảnh: UN News - the United Nations

Sau bài phát biểu đầu tiên về biến đổi khí hậu của Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã bước lên bục với thông điệp mở đầu thẳng thắn: "Sáu năm kể từ Hiệp định Khí hậu Paris là sáu năm nóng nhất được ghi nhận. Việc chúng ta lạm dụng nhiên liệu hóa thạch đang đẩy nhân loại đến bờ vực chết".

Ông nhấn mạnh: "Chúng ta đang phá hoại sự đa dạng sinh học, giết chết chính mình bằng chất độc cacbon, coi thiên nhiên như một cái bồn cầu và ngày càng khai thác tài nguyên đến kiệt quệ".

Thêm vào đó, khi đề cập đến tình trạng Trái Đất đang thay đổi rõ rệt ngay trước mắt với các sự kiện từ băng tan đến các hiện tượng thời tiết cực đoan, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói rằng: "Chúng ta đang tự đào mồ chôn mình".

Tổng thư ký LHQ: Chúng ta đang coi thiên nhiên như cái bồn cầu và tự đào mồ chôn mình - Ảnh 3.

Ông David Attenborough kêu gọi lãnh đạo các nước hành động. Ảnh: Euronews

Tiếp lời người đứng đầu Liên hợp quốc, David Attenborough (người nghiên cứu về tự nhiên) cũng đã có một bài phát biểu đầy nhiệt huyết kèm theo các video về các nhà hoạt động môi trường trên khắp thế giới.

Vào cuối ngày khi các nhà lãnh đạo đưa ra các tuyên bố quốc gia, Tổng thống Mỹ Joe Biden chốt lại rằng chúng ta cần có một "thập kỷ tham vọng", cần sự chung tay và cam kết của tất cả các quốc gia để giữ mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C.

ĐÂU LÀ 5 "ANH LỚN" XẢ THẢI CỦA THẾ GIỚI?

Tổng thư ký LHQ: Chúng ta đang coi thiên nhiên như cái bồn cầu và tự đào mồ chôn mình - Ảnh 4.

Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga và Nhật Bản là 5 quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Ảnh: Flickr / Kris Krug

Trước khi hội nghị các bên này diễn ra, National Geographic đã chỉ tên 5 nhà phát thải CO2 lớn nhất hành tinh, xem xét nỗ lực của họ, cũng như tỷ lệ phát thải mà họ chịu trách nhiệm và khả năng hành động của họ để kìm giữ nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C. 

5 quốc gia gây ô nhiễm carbon lớn nhất thế giới, gồm: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga và Nhật Bản.

Tính đến nay, COP có 192 nước thành viên, trong đó:

15 quốc gia đó, bao gồm: Đức, Iran, Hàn Quốc, Ả Rập Xê-út, Indonesia, Canada, mỗi nước này chiếm lượng phát thải 2% ra khí quyển; Còn lại là Mexico, Nam Phi, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Vương quốc Anh, Ba Lan, Ý, Pháp, mỗi nước chiếm 1%.

172 bên còn lại của Thỏa thuận Paris (chịu trách nhiệm cho 21% lượng khí thải toàn cầu) vẫn đang thực hiện cam kết hành động vì khí hậu. Trong đó, năng nổ nhất là Costa Rica, Maroc...

COP26 LÀ SỰ KIỆN GÌ?

COP26 là Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 được tổ chức tại Glasgow, Scotland. Nó diễn ra từ Chủ nhật, ngày 31 tháng 10 cho đến thứ sáu, ngày 12 tháng 11. COP26 đặc biệt quan trọng khi những nghiên cứu khoa học khí hậu mới nhất đã chỉ ra rằng các quốc gia vẫn đang đi chệch hướng những mục tiêu được nêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nói một cách đơn giản, là một hiệp ước toàn cầu về biến đổi khí hậu, phác thảo những công việc mà các chính phủ đồng ý thực hiện để giảm lượng khí thải nhà kính và giúp người dân thích nghi trong một thế giới đang dần nóng lên, từ đó có thể xây dựng một tương lai bền vững.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại