Tổng thống Nga sẽ tham dự phiên họp của Diễn đàn kinh tế Phương Đông lần thứ VII

Anh Tú |

Theo Ban Tổ chức, phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ VII sẽ diễn ra vào ngày 7/9. Theo truyền thống, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham dự.

Phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ VII sẽ diễn ra vào ngày 7/9. (Ảnh: Tass)

Phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ VII sẽ diễn ra vào ngày 7/9. (Ảnh: Tass)


Chủ đề chính của diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ VII năm 2022 là "Trên đường đến một thế giới đa cực" phản ánh các quá trình thay đổi toàn cầu dẫn đến hình thành mô hình kinh tế mới, đồng thời tạo cơ hội đối thoại với tất cả các bên liên quan.

Trong lời chào mừng gửi tới các đại biểu tham dự, Tổng thống Nga V.Putin nhấn mạnh: “Mô hình đơn cực lỗi thời đang được thay thế bằng một trật tự thế giới mới dựa trên các nguyên tắc cơ bản của công bằng và bình đẳng, công nhận quyền của mọi quốc gia và mọi người đối với con đường phát triển có chủ quyền của mình. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang hình thành các trung tâm kinh tế và chính trị hùng mạnh, đóng vai trò là động lực của quá trình không thể đảo ngược này”.

Diễn đàn kinh tế Phương Đông có uy tín quốc tế cao và đóng góp đáng kể vào việc xây dựng quan hệ kinh doanh giữa Nga và các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Tích cực góp phần thu hút các dòng vốn đầu tư và đổi mới công nghệ, nhằm bộc lộ đầy đủ hơn tiềm năng kinh tế và xã hội phong phú của vùng Viễn Đông Nga.

Hơn 90 sự kiện được lên kế hoạch trong khuôn khổ diễn đàn, trong đó có các phiên thảo luận về vai trò của Tổ chức hợp tác Thượng hải (SCO) trong một thế giới đang thay đổi; Nga – ASEAN: chú ý các vấn đề thời sự về phát triển hợp tác giữa vùng Viễn Đông của Nga và các thành viên ASEAN vì lợi ích cải thiện phúc lợi của người dân các nước tham gia.

Diễn đàn kinh tế Phương Đông năm nay khác với những lần trước. Ảnh hưởng của vùng Viễn Đông đối với sự phát triển của Nga ngày càng lớn. Hướng Đông đang trở thành hướng chính trong việc củng cố nền kinh tế khi đối mặt với các lệnh trừng phạt mà các nước không thân thiện áp đặt đối với Nga. Những biện pháp trừng phạt này một mặt tạo ra trở ngại, mặt khác tạo ra những cơ hội mới và đặt ra những nhiệm vụ mới trong công nghiệp, nông nghiệp, đổi mới, khoa học và giáo dục, tăng cường hợp tác của Nga với khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại