Qua những lần khám phá, người ta cho rằng trong bức tượng Nhân sư khổng lồ có nhiều lối vào căn phòng. Đáng chú ý nhất là nghi vấn có một lối vào bí mật dẫn đến căn phòng mai táng pharaoh – nơi chứa xác ướp pharaoh vẫn chưa được khám phá.
3 kim tự tháp ở Giza đều bị nghi ngờ chứa xác ướp của 3 pharaoh. Các học giả cho rằng các kim tự tháp hùng vĩ ở Giza được xây dựng làm mộ chứa xác ướp của các pharaoh.
Phía sau tượng Nhân sư.
Nhưng một số lý do bí ẩn mà bên trong các kim tự tháp không khắc chữ hay ký hiệu nào. Thực ra, bên trong kim tự tháp nghèo nàn và đơn điệu so với vẻ bề ngoài hoành tráng. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm thấy xác ướp của pharaoh Khafre, Khufu và Menakure.
Nhà sử học Diodorus Siculus, đã viết rõ ràng như sau từ thế kỷ 1 trước CN, cho thấy kim tự tháp không phải là ngôi mộ:
"Các vị vua đã thiết kế kim tự tháp này làm ngôi mộ, nhưng họ không an nghỉ ở đây. Kim tự tháp vĩ đại gắn liền với nỗi hận của những người xây dựng".
Theo ông Diodorus Siculus, các pharaoh phải an nghỉ ở nơi an toàn được giữ bí mật, chứ không an nghỉ trong kim tự tháp.
Như vậy, có nghĩa là xác ướp của pharaoh Khafre, Khufu và Menakure có lẽ không nằm trong kim tự tháp, mà nằm trong ngôi mộ bí mật nào đó, vẫn chưa được tìm thấy.
Gần đây, nhà sử học Matthew Sibson kiêm Youtuber đặt ra giả thuyết tượng Nhân sư chứa các xác ướp pharaoh cổ đại. Ông đã làm video đưa người xem vào cuộc hành trình khám phá lối đi ít được biết đến nằm phía sau tượng Nhân sư, dẫn đến căn phòng chôn cất pharaoh chưa được biết đến.
Bản vẽ theo giả thuyết (Việt hóa ảnh: Cẩm Mai).
Giả thuyết của ông Sibson dựa vào công trình nghiên cứu của các học giả từ thế kỷ 17 đến 19. Ông Sibson tiết lộ rằng từ năm 1679, Johan Michael Vansleben đã phát hiện ra lối đi thông xuống trong tượng Nhân sư và nhà Ai Cập học Auguste Mariette khám phá đầy đủ vào năm 1853 cho chúng ta biết rất nhiều thứ ẩn giấu bên trong tượng Nhân sư.
Lối đi xuyên qua cơ thể Nhân sư, cuối cùng dẫn đến một khoảng trống bí ẩn bên dưới bức tượng. Lối vào đã bị niêm phong vào năm 1926 trong quá trình trùng tu tượng Nhân sư.
Trong lần trùng tu năm 1926, lối đi đó bị bịt kín bằng xi măng, khiến gần như không thể nhìn thấy căn phòng bên dưới.
Tuy nhiên, phát hiện của nhà nghiên cứu Mariette là bằng chứng về nơi chôn cất xác ướp bên dưới lối đi thông xuống.
Lối đi đó được người xưa tái sử dụng vào thế kỷ thứ 6 trước CN. Ban đầu, nó là vết nứt tự nhiên trong đá, được bàn tay con người mở rộng ra. Mặc dù lối đi đã bị bịt lại bằng xi măng, nhưng người xem video vẫn có thể nhận thấy rõ lối đi phía sau tượng Nhân sư dẫn đến căn phòng bí mật.
Nguồn bài và ảnh: Curiosmos