Tào Tháo có ơn rất lớn với Quan Vũ và cũng một người có tài trí kiệt xuất, tại sao Quan Vũ vẫn không chấp nhận làm việc dưới trướng của Tào Tháo? Phải chăng là Tào Tháo không biết phân biệt phải trái?
Tất nhiên là không.
Nếu không nói đến quan hệ "kết nghĩa đào viên" với Lưu Bị, việc Quan Vũ rời khỏi Tào Tháo có lẽ một phần là do e sợ khó có thể trở thành nhân tố nổi bật trong Tào doanh.
Võ lực của Điển Vi trong dân gian luôn được đánh giá cao. "Nhất Lữ, nhị Triệu, tam Điển Vi, tứ Quan, ngũ Mã, lục Trương Phi" là sự công nhận về thực lực của ông.
Trong thứ tự xếp hạng này, ngay cả Quan Vũ luôn trung thành hiệp nghĩa cũng xếp sau Điển Vi một bậc. Hơn nữa, ngay từ vị trí chức vụ cũng có thể nhận ra, Điển Vi được phong làm hiệu úy, nói một cách dễ hiểu thì ông là cận vệ của Tào Tháo. Với bản tính đa nghi như Tào Tháo, việc có thể làm cận vệ bên cạnh Tào Tháo cũng thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của Tào Tháo đối với ông.
Quan Vũ tuy xuất thân thấp hèn nhưng lại thích đọc "Xuân thu", thích nói đại nghĩa, hoài bão cả đời là giúp nhà Hán lưu danh sử sách. Việc Quan Vũ đi theo Lưu Bị chắc chắn có một phần là do tình nghĩa huynh đệ đào viên, nhưng mục đích cốt lõi và cuối cùng là góp sức chấn hưng nhà Hán, giúp nhà Hán lưu danh sử sách.
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo và Quan Vũ được tái hiện lại trên phim.
Quan Vũ trong ấn tượng của dân gian là hiện thân của lòng trung thành, tác giả La Quán Trung cũng đã nhấn mạnh điều này trong Tam quốc diễn nghĩa.
Lòng trung thành với đất nước của Quan Vũ lớn hơn rất nhiều so với ân tình của Tào Tháo đối với bản thân ông, vì vậy, mặc dù có công lớn trong trận Quan Độ, giúp Tào Tháo loại bỏ Nhan Lương và Văn Xú, nhưng sau đó, Quan Vũ đã không theo Tào Tháo mà chọn phò tá cho hậu duệ của Hán Thất, đồng thời là người anh kết nghĩa của mình - Lưu Bị.