"Thật tàn khốc khi thấy những đám cháy tàn phá rừng mưa Amazon, một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất của thế giới. Apple sẽ quyên góp để giúp bảo tồn đa dạng sinh học và khôi phục lại khu rừng không thể thiếu này trên khắp châu Mỹ Latinh", ông nói.
Ngoài ra, một hồ sơ gửi cho SEC cũng tiết lộ rằng chính Cook đã quyên tặng 5 triệu USD cổ phiếu Apple cho một tổ chức từ thiện không được tiết lộ vào tuần trước. Điều này khác với sự đóng góp mà Apple sẽ thực hiện cho các nỗ lực giúp cải thiện hoàn cảnh của rừng mưa Amazon.
Tim Cook cũng đã thực hiện một khoản quyên góp tương tự vào năm ngoái và cho biết ông dự định sẽ cho đi tất cả tài sản của mình bằng cách sử dụng "một cách tiếp cận có hệ thống".
Rừng mưa Amazon vẫn đang cháy, trong nhiều tuần qua.
Rừng mưa Amazon đã cháy với tốc độ kỷ lục trong vài tuần qua. Cho đến nay, hơn 79.500 vụ hỏa hoạn đã xảy ra ở Brazil, với hơn một nửa trong số đó xảy ra ở Amazon.
Hỏa hoạn khá phổ biến thời gian này trong năm tại Amazon vì môi trường khô ráo, nhưng mọi thứ đang tồi tệ hơn nhiều so với bình thường, với hơn 10.000 đám cháy mới đã được báo cáo trong tuần qua. Số vụ cháy ở Brazil cũng tăng 85% so với năm ngoái.
"Ngọn lửa đang lan khắp khu rừng mưa Amazon vào mùa hè này, phun ra hàng triệu tấn carbon dioxide vào bầu khí quyển mỗi ngày. Nhưng các nhà khoa học nói rằng đó không phải là mối quan tâm lớn nhất của họ. Họ lo lắng hơn nhiều về những gì mà đám cháy thể hiện ra: sự gia tăng mạnh mẽ của nạn phá rừng bất hợp pháp có thể làm thế giới mất đi một vùng đệm quan trọng chống lại sự thay đổi khí hậu", Los Angeles Times báo cáo. "Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil, một diện tích lớn hơn một sân bóng tại rừng mưa Amazon biến mất mỗi phút".
Apple không hẳn là một trái táo xanh.
Tuy nhiên, việc quyên góp thường niên cũng không ngăn được các báo cáo cho rằng Apple là một trong những công ty đang góp phần tích cực vào việc phá hoại hành tinh xanh. Điều đó thể hiện qua việc Apple bán hàng triệu sản phẩm điện tử mới ra thị trường mỗi năm nhưng đồng thời cũng ngăn cản hầu hết các nỗ lực cho phép sửa chữa chúng của bên thứ ba. Do đó, các thiết bị hỏng hóc chỉ có thể bị vứt đi và Apple, dù cố gắng, cũng chỉ tái chế được một phần rất nhỏ trong số này.
Theo một báo cáo của HuffingtonPost cách đây vài năm, Apple liên tục vận động hành lang để chống lại các đạo luật hỗ trợ kéo dài tuổi đời thiết bị, cũng như quyền kiểm soát toàn bộ của người dùng sau khi đã mua sản phẩm.
Đồng thời, "Táo khuyết" dường như cũng ngăn cản các tiêu chuẩn môi trường nhiều hơn những đối thủ cạnh tranh khác. Theo một bản báo cáo của The Repair Association, Apple đã phản đối mạnh mẽ biện pháp khích lệ các công ty xây dựng smartphone với pin tháo rời.
Trước đó có nhiều báo cáo khác cũng chỉ ra việc để sản xuất ra một sản phẩm điện tử, ví dụ như chiếc iPad, người ta đã phải tạo ra một lượng khí nhà kính gấp 285 lần cân nặng của chính nó, từ công đoạn sản xuất linh kiện cho đến khi lắp ráp sản phẩm hoàn thiện.
Do đó, các chiến dịch "hô hào" hay quyên góp bảo vệ môi trường, trong con mắt của nhiều người, giống như trò đùa bỡn cợt hòng rút cạn túi tiền người dùng và phủ “bụi mù” lên hành tinh.
Tham khảo 9to5mac