Tại Nghị quyết 27 đưa ra mục tiêu về tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức như sau:
Mục tiêu cụ thể:
Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Như vậy, tại thời điểm thực hiện cải cách tiền lương thì tiền lương thấp nhất công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Và đến cuối lộ trình thì tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025
Tại Nghị quyết 27 , đưa ra lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025 cho nhiều đối tượng, cả ở khu vực công gồm cán bộ, công chức, viên chức và ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Trong đó, lương cơ bản là mức lương thấp nhất, không bao gồm các loại phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng… mà cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhận được.
Như đã đề cập ở trên, thực tế tăng lương cơ bản của công chức, viên chức sẽ phải dựa vào tiến độ triển khai cải cách tiền lương từ ngày 1-7-2024.
Còn đối với khu vực khu vực doanh nghiệp, từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030:
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Mức lương cơ sở 2023 là bao nhiêu?
Theo Nghị quyết 69/2022/QH15 , từ ngày 1-7-2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Và mới đây, ngày 14/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 1--/2023.
Như vậy, mức lương cơ sở mới áp dụng từ ngày 1-7-/2023 tăng 20,8% so với mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP ).