Chúng ta hãy cùng nhớ lại các nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 5 T-50 (PAK-FA và sau này có tên chính thức là Su-57) đã biến đổi như thế nào trong suốt thời gian dài vừa qua. Nguyên mẫu đầu tiên tiêm kích tàng hình Su-57 được thực hiện trong khuôn khổ chương trình PAK FA, cất cánh lần đầu vào ngày 29/01/2010.
Theo sau những nguyên mẫu thử nghiệm bay giai đoạn đầu, đã xuất hiện các nguyên mẫu giai đoạn hai: chiếc đầu tiên trong số đó là bản T-50-6. Phiên bản này đã rất tiệm cận với nguyên mẫu sản xuất hàng loạt, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách khá xa so với những tính năng của một chiếc máy bay chiến đấu thực sự.
Thêm nữa, những nguyên mẫu cuối cùng – T-50-10 và T-50-11 – đôi khi cũng được gọi là "phiên bản tiền sản xuất hàng loạt".
Với những người yêu thích lĩnh vực hàng không thông thường thì tất cả những sự biến đổi này không nói lên điều gì. Suy cho cùng, bộ thiết bị lắp đặt trên những cỗ máy này không được tiết lộ. Cũng như các tính năng của những thiết bị điện tử.
Tiêm kích tàng hình Su-57 thử nghiệm mang vũ khí.
Về phần mình, những người thực sự quan tâm đến đề tài này sẽ nhận biết các cỗ máy được chế tạo, trước tiên, theo màu sơn của chúng. Cần phải nhớ rằng nguyên mẫu thử nghiệm bay đầu tiên – T-50-1 – hoàn toàn không có lớp sơn ngụy trang.
Tuy nhiên, mặc dù trong trạng thái "trần trụi" trông nó không kém phần hiệu quả so với chiếc F-22 của Mỹ - cỗ máy thường được người ta mang ra so sánh với tiêm kích Nga.
Sau một thời gian ngắn, những người yêu thích lĩnh vực hàng không đã nhìn thấy T-50 trong bộ trang phục màu trắng xám mà trong rất giống với máy bay tiêm kích Su-35BM – phiên bản tiền sản xuất hàng loạt của Su-35.
Có thể phỏng đoán rằng đây là một quyết định hoàn toàn mang tính thương mại. Tuy nhiên nhiều khả năng không phải vậy.
Từ thời Thế chiến thứ Nhất, họa sĩ người Anh Norman Wilkinson đã đề xuất họa tiết mới cho các tàu chiến trên cơ sở những xu hướng nghệ thuật sáng tạo mới, theo kiểu hình khối. Ông hiểu ra rằng việc vẽ những đường thẳng ngẫu nhiên có thể tạo ra ảo giác khó phát hiện được một vật nào đó.
Phương pháp này được đặt tên là Dazzle Camouflage hay có thể được hiểu là vẽ vằn vện các khối màu tương phản, nó không giúp giấu chiếc tàu chiến nhưng có thể làm nhòa đi đường nét, gây khó khăn không chỉ cho việc phát hiện mà cả xác định khoảng cách tới mục tiêu.
Đến thời điểm chuyến bay đầu tiên của T-50, lực lượng không quân Nga đã từng sử dụng Dazzle Camouflage trên máy bay MiG-29SMT mà trước đó Algeria từng từ chối tiếp nhận vì phát hiện những hỏng hóc trên các máy bay này.
Liên quan tới T-50, thì đương nhiên kiểu sơn này áp dụng trên chiếc máy bay kích cỡ lớn trong không đẹp mắt. Có thể kiểu sơn giúp nó khó bị phát hiện bằng mắt, nhưng chắc chắn không phải điểm nhấn về mặt thẩm mỹ: mà đó là điều quan trọng nếu muốn quảng bá nó trên thị trường vũ khí thế giới.
"Su" biến thành "cá mập"
Khó có thể mô tả sự thán phục của những người yêu thích lĩnh vực hàng không khi nhìn thấy kiểu sơn "cá mập" mới của chiếc máy bay số hiệu 055 – phiên bản T-50-5. Phần bụng sơn màu trắng ngả nhẹ sang màu xanh đen của phần lưng máy bay.
Ngoài ra, kiểu sơn này được áp dụng bởi yêu cầu thực tiễn. Trên đường băng cất-hạ cánh, chiếc máy bay có thể hòa với màu của bề mặt đường băng khi nhìn từ trên xuống. Trong khi đó khó có thể nhận ra nó trên bầu trời nếu nhìn từ dưới đất lên.
Đáng tiếc, kiểu sơn hấp dẫn này không giữ được lâu, và T-50-5 từng bị bốc cháy nên sau đó được đổi tên thành T-50-5P. Phiên bản kiểu sơn sau đó là "cá mập số 2". Trước tiên, kiểu ngả màu biến mất, và thay vào đó là ranh giới rõ nét giữa màu sơn trắng dưới bụng và màu sơn tối trên lưng.
Mẫu T-50-5 từng bị bốc cháy.
Pixel
Bước ngoặt tiếp theo của sự biến đổi màu sơn dành cho tiêm kích tàng hình Su-57 là phiên bản T-50-9. Nó có kiểu sơn pixel trắng – xanh. Vào thời điểm đó, hàng loạt các nước đã áp dụng phương thức tương tự.
Trước đó, kiểu sơn pixel được lựa chọn cho các máy bay MiG-29 của Không quân Slovakia, còn trong khối các nước SNG, lực lượng không quân của Ukraine tiên phong lựa chọn giải pháp tương tự.
Mẫu T-50 số hiệu 509
Kiểu sơn của T-50-9 có sự tương phản giữa màu sáng và màu tối đập mạnh vào mắt. Nhiều khả năng chính vì thế mà các phiên bản chế tạo mới nhất – T-50-10 và T-50-11, được tỉnh chỉnh nhằm tạo ra sự kết hợp giữa màu xám và màu xanh đậm một cách vừa mắt hơn, và từ đó kiểu sơn này được gắn chặt với chương trình PAK FA.
Cần phải nhấn mạnh rằng ban đầu những cỗ máy này được sơn một lớp viền trắng chống sóng radio nhằm tạo điểm nhấn cho màu sắc của kiểu sơn được lựa chọn.
Để chuẩn bị cho Lễ duyệt binh Chiến thắng năm 2018, một phần các máy bay cũ được sơn lại theo kiểu "pixel", chỉ có điều màu xám có nét sáng hơn so với của T-50-10 và T-50-11, cho nên các cỗ máy được sơn lại giống với phiên bản T-50-9 nhưng không có sự chuyển tông màu rõ nét giữa phần bụng và lưng.
Cũng cần phải nhấn mạnh việc sử dụng các đường viền chóng sóng radio màu xám hiệu quả trên các nguyên mẫu giai đoạn cuối. Hiện này khó có thể nói giải pháp nào được sử dụng cho T-50-10 và T-50-11: thời điểm khác nhau thì đường viền có màu sắc hoàn toàn khác nhau.
Mẫu T-50 số hiệu 510
Sự lựa chọn có hợp lý hay không?
Tóm lại, cần nhấn mạnh rằng, nếu tuyên bố của ông Mikhail Strelets được hiểu đúng từng câu chữ thì đương nhiên các cỗ máy sản xuất hàng loạt sẽ có kiểu sơn: a) giống các nguyên mẫu của giai đoạn cuối hoặc b) các nguyên mẫu giai đoạn đầu mà được sơn lại trước thềm Lễ duyệt binh Chiến thắng.
Để đánh giá về ưu điểm thực tiễn của tất cả các kiểu sơn được liệt kê ở trên là điều không hề đơn giản vì khả năng khó phát hiện bằng mắt đối với chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 là chỉ số không có ý nghĩa bằng khả năng khó bị phát hiện bằng sóng radar.
"Kiểu sơn 'pixel' mang lại hiệu ứng mờ", ông Strelets chia sẻ với kênh truyền hình Zvezda (Nga).
Có thể giải pháp này mang ý nghĩa sáng suốt. Tuy nhiên, bối cảnh các trận cận chiến trên không đã bị lãng quên, còn hệ thống radar và hệ thống định vị quang học gần như quyết định kết cục của trận chiến trên không đã khiến các quốc gia hàng đầu thế giới phải lựa chọn phương pháp tiếp cận tối giản.
Thông thường, đó là kiểu sơn màu xám đơn sắc tiết kiệm giống như các máy bay Dassault Rafale hoặc Eurofighter Typhoon. Cho nên các máy bay của Không quân Nga, đương nhiên, trong thương lại sẽ có màu sắc tương phản với các cỗ máy của những cường quốc quân sự khác trên thế giới.