Tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ: Những "tiếng chuông báo tin buồn" đã vang lên

Đại tá Trần Danh Bảng |

Một số phi công Mỹ vì các sự cố liên tiếp của tiên kích tàng hình F-35 đã dứt khoát từ chối thực hiện các chuyến bay thử nghiệm.

F-35 "hao tiền, lắm tật"

Báo VPK (Nga) tháng 10/2017 dẫn lời quan chức có thẩm quyền của Mỹ: "Ngài giám đốc hoạt động thử nghiệm và kiểm tra máy bay chiến đấu của Bộ Quốc phòng Mỹ là Maykl Gilmor cho biết, trong suốt quá trình kiểm tra, thử nghiệm dòng máy bay "hao tiền, lắm tật" F-35 của Mỹ, cơ quan nghiêm túc này phát hiện trung bình 20 khiếm khuyết trong một tháng".

Vào ngày 25/02/2011, chiếc F-35 đầu tiên được "phóng" lên trời, tháng 5 sau đó "bữa tiệc máy bay F-35" đầu tiên chính thức chuyển giao cho Không quân Hoa Kỳ. Tháng 7 cùng năm, chuyến cất cánh đầu tiên của chiếc F-35C diễn ra với sự trợ giúp của một máy phóng.

F-35B đầu tiên bay ngày 11/01/2012, và vào ngày 12 tháng 6 máy bay đã được chuyển giao cho khách hàng nước đầu tiên, Vương quốc Anh.

Tháng 6 năm 2014, Hải quân Hoa Kỳ đã nhận chiếc F-35C đầu tiên cho thử nghiệm. Vào tháng 12 năm 2013, chiến đấu cơ F-35 lần thứ 100 đã được tạo ra.

Tiếng chuông báo tin buồn đầu tiên vang lên vào năm 2011. Trong quá trình thử nghiệm nguyên mẫu F-35C, một phiên bản cho Hải quân Hoa Kỳ. Chiếc máy bay chiến đấu đổ bộ tám lần liên tiếp hạ cánh trên "boong" (giả định và đặt trên bộ) đã không "bắt" được dây neo. Lý do được tìm ra là tính toán sai lệch nghiêm trọng thiết kế… thế rồi hàng trăm sự cố phát hiện ra.

F-35 đã được tìm thấy có khiếm khuyết nghiêm trọng trong hệ thống nhiên liệu: van giảm áp đã bị lỗi, là một ví dụ. Đặc biệt, mùa hè năm 2014, các chuyến bay F-35 đã bị đình chỉ sau khi hai máy bay gần như bị rơi trong tuần…

Tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ: Những tiếng chuông báo tin buồn đã vang lên - Ảnh 1.

Tiêm kích F-35 của Mỹ

Người Nga chú ý đến F-35 như việc "trong nhà mình"

Họ nhận ra F-35 "cỗ máy tương lai" không thể bay với tốc độ siêu thanh mà không cần sử dụng bộ đốt sau, làm tăng đáng kể mức tiêu hao nhiên liệu. Máy bay chiến đấu tàng hình này không có khả năng bay siêu cơ động như Su-35 dòng 4++ của họ.

Buồn rầu thay, tới nay, dòng máy bay chiến đấu-ném bom thế hệ thứ năm F-35, dù đã bán và đưa vào trực chiến, một lần nữa tháng 10/2017 lại tạo bê bối: Không quân Hoa Kỳ báo cáo về các trường hợp hư hỏng không giải thích được, đã tác động mạnh đến sức khỏe của phi công trong tháng qua.

Chiếc F-35 Joint Strike Fighter là chương trình quân sự đắt nhất trên thế giới. Tổng chi phí của nó vượt quá 1.000 tỷ USD. Khi bay thử, máy bay chiến đấu này vẫn có hàng trăm các khiếm khuyết quan trọng.

Vì thế nó sẽ không sẵn sàng toàn bộ cho ít nhất đến 2019. Đầu năm nay, một máy bay F-35 phải chịu sự chỉ trích nặng nề. Quân đội phát hiện 276 "lỗ hổng" trong khi bay, liên quan đến phiên bản 3F của hệ điều hành, hơn một nửa trong số đó là phiên bản cập nhật phần mềm 3FR6. Lầu Năm Góc liên tục tiếp tục tìm khiếm khuyết mới, trung bình 20 khiếm khuyết 1 tháng.

Tác giả chuyên viết về công nghệ vũ khí Nga, Alexander Ponomaryov viết:

Hiệu suất của F-35 kém là một thảm họa. Chiếc máy bay không đáp ứng các yêu cầu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 do không thể nào bay ở tốc độ siêu âm mà không sử dụng buồng đốt hai lần. Tỷ lệ lực đẩy thấp trên trọng lượng, khả năng sống sót thấp vì kém cơ động.

Nhưng điều lo lắng nhất là các nhà phát triển máy bay không có một kế hoạch hành động rõ ràng, làm thế nào để giải quyết tất cả những vấn đề này.

Quân đội Mỹ cũng đã xác định được một loạt các vấn đề liên quan đến việc sử dụng chiến đấu cơ F-35, như muốn có khẩu pháo thì phải sửa đổi đáng kể thân máy bay. Vậy nó mất cơ hội khi đánh mục tiêu di động mặt đất. Hệ thống tầm nhìn ban đêm không hiệu quả vì các cảm biến điện tử không đủ tinh nhạy.

Tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ: Những tiếng chuông báo tin buồn đã vang lên - Ảnh 2.

Bây giờ đến vấn đề kỹ thuật của máy bay, vấn đề gọi là "giai đoạn sinh lý" với các phi công, nó làm suy giảm mạnh sức khỏe của người lái F-35.

Trước đó người Mỹ đã ghi nhận 29 sự cố tương tự. 5 trong số 10 "sự cố trải nghiệm sinh lý" năm 2017 xảy ra giữa tháng 5 tháng 6 tại căn cứ "Luke" ở Arizona của Mỹ, kết quả là các chuyến bay của F-35 đã bị đình chỉ, nhưng sau khi nối lại bay tiếp, họ ghi nhận thêm 3 "sự cố" nữa.

Trong vòng một vài tháng làm việc với các phi công, các chuyên gia quân sự vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Vấn đề này vẫn còn là một bí ẩn đối với người Mỹ. Các triệu chứng về tình trạng thiếu ôxy đã tăng mức độ carbon dioxide trong máu. Chúng còn liên quan đến bệnh suy giảm miễn dịch và mất nước.

Tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ: Những tiếng chuông báo tin buồn đã vang lên - Ảnh 3.

Tiêm kích F-35 của Mỹ

Hệ thống cung cấp oxy trên máy bay tỏ ra hoàn toàn khả thi, do đó các chuyên gia đang tìm kiếm các yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng đến đường thở của phi công F-35A. Trong khi đó phiên bản F-35C chỉ xảy ra 5 lần.

Với chiếc F-35B chỉ có bốn chiếc bị xảy ra tương tự khi bay. Tuy nhiên, một số phi công vì điều này đã dứt khoát từ chối thực hiện các chuyến bay thử nghiệm trên chiếc F-35.

"Phi công quân sự Mỹ đang thiếu hụt. Đó là một thực tế. Các sự cố này càng làm trầm trọng hơn tình trạng không thích bay chiến đấu. Đây cũng là nguyên nhân nhiều phi công không lực muốn sang bay dân dụng. Trong đó có lý do lương cao, không gò bó, ít xa nhà. F-35, đã bay trong 11 năm, không phải là "đứa trẻ". Thiếu tướng phi công quân sự Nga Vladimir Popov nói.

Tiêm kích F-35 vẫn còn quá nhiều lỗi

Người Mỹ rất thực tế, họ có tiền, rồi đây F35 sẽ tiếp tục được cải tiến, nâng cấp, khắc phục. Như Israel, họ chỉ có vài biên đội, những họ đã phải tuyên bố, "máy bay bị chim làm hỏng động cơ", nhưng họ có cách lắp tên lửa của họ, rồi radar nữa…

Dẫu thế nào thì dự án F-35 là quá tốn kém và tai tiếng. Đến lúc này, theo thói quen xếp loại của các hãng vũ khí, có người độc mồm gọi F-35 Joint Strike Fighter, chương trình tốn kém của Mỹ chỉ đáng xếp loại "thế hệ 5 trừ… trừ".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại