Tiêm kích MiG-35 Nga "sống lại": Cú giải cứu thần kỳ

N. Tuấn Sơn |

Tiêm kích MiG-35 tưởng như đã chìm vào đêm đen khi chưa tìm được khách hàng còn QĐ Nga thì "dền dứ" mãi chưa chịu ký hợp đồng chính thức. Nay đã xuất hiện một chiếc phao nhiệm màu.

Hãng thông tấn TASS vừa đưa tin Tập đoàn chế tạo máy bay Thống nhất (UAC) Nga đã tuyến bố sẵn sàng cung cấp 110 chiếc tiêm kích MiG-35 cho Ấn Độ.

Theo đó, UAC đã xác nhận việc tham gia cuộc đấu thầu quốc tế, cạnh tranh với 5 nhà thầu quốc tế hùng mạnh tới từ Mỹ và Châu Âu để giành bằng được gói thầu cung cấp máy bay tiêm kích đa năng hạng trung cho Không quân Ấn Độ.

UAC đã đáp ứng "Đề nghị cung cấp thông tin" của phía Ấn Độ trước khi thời hạn kết thúc vào hôm thứ Sáu vừa qua. Có tổng cộng 6 công ty xác nhận tham gia.

Thông tin mới công bố cho thấy có 4 loại tiêm kích 2 động cơ tham gia dự thầu gồm MiG-35 (Nga), F.A-18 (Mỹ), Eurofighter Typhoon (Châu Âu) và Rafale (Pháp), cùng 2 loại tiêm kích 1 động cơ là F-16 Fighting Falcon (Mỹ) và Gripen E (Thụy Điển).

Vào tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phát hành chính thức "Đề nghị cung cấp thông tin" trong Dự án mua sắm 110 chiếc tiêm kích đa năng nằm trong chương trình "Chế tạo tại Ấn Độ - Make in India" mà chính phủ nước này phát động.

Đề bài mời thầu đặt ra là sẽ có 17 chiếc đầu tiên được nhập khẩu nguyên chiếc, 93 chiếc còn lại phải được sản xuất tại Ấn Độ theo giấy phép chuyển giao công nghệ.

Tổng giá trị của hợp đồng này rơi vào khoảng từ 9,7 tới 19,4 tỷ USD, tùy theo loại máy bay nào được chọn.

Tiêm kích MiG-35 Nga sống lại: Cú giải cứu thần kỳ - Ảnh 1.

Tiêm kích MiG-3

Không quân Ấn Độ sẽ cùng các chuyên gia đánh giá thông tin được cung cấp bởi nhà thầu và sau đó sẽ đưa ra một "danh sách ngắn" để bước vào vòng đầu thầu chính thức tiếp theo. Giai đoạn này dự kiến sẽ bắt đầu trong vòng từ 3 tới 6 tháng.

Trước đó, Ấn Độ cũng yêu cầu các nhà thầu phải nêu rõ tỷ lệ công nghệ mà họ sẵn sàng chuyển giao, vũ khí khí tài đi kèm và thể hiện năng lực tích hợp các hệ thống vũ khí cũng như thiết bị do Ấn Độ chế tạo. Công ty giành chiến thắng cũng phải chịu trách nhiệm đào tạo phi công cũng như các kỹ thuật viên cho Không quân Ấn Độ.

Thực tế rằng Ấn Độ đã từng mở một gói thầu đặt mua tiêm kích tương tự như vậy từ năm 2007. Công ty giành chiến thắng trong Dự án cung cấp 126 chiếc máy bay chiến đấu cho Ấn Độ là Tập đoàn Dassault Aviation của Pháp với dòng tiêm kích đa năng Rafale.

Tuy nhiên, vì không hài lòng với mức giá quá cao cũng như các vấn đề liên quan đến bảo dưỡng và những khúc mắc khác nên hợp đồng đã bị dừng lại. Cuối cùng, Ấn Độ chỉ mua 36 chiếc Rafale nguyên chiếc từ Pháp.

UAC hy vọng MiG-35 sẽ giành chiến thắng trong gói thầu quan trọng này. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn đây sẽ là "cú giải cứu thần kỳ" bởi lẽ MiG-35 đang gặp rất nhiều khó khăn khi chưa tìm được khách hàng để xuất khẩu trong khi Không quân Nga thì lại đang lưỡng lực chưa chịu ký hợp đồng đặt mua loạt đầu tiên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại