Tiêm kích F-5E Việt Nam thu được là "món quà vô giá" dành tặng Liên Xô

Bảo Lam |

Chiếc F-5E mà Việt Nam thu được là "món quà vô giá" bởi những kết quả thử nghiệm đã mang lại giá trị không gì sánh bằng đối với những văn phòng thiết kế tiêm kích mới của Liên Xô.

Các máy bay chiến đấu của Liên Xô mang phù hiệu của Không quân Mỹ đã thực hiện những cuộc thử nghiệm bí mật tại Trung tâm nghiên cứu hàng không bang Nevada (Mỹ), nổi danh với tên gọi Khu 51.

Những phi công Mỹ đã làm chủ được khí tài Made in USSR được gọi bằng mật danh "Bandit" (tên cướp) với số thứ tự. Ví dụ "Bandit 1" là phi công cấp tá Robert Mayo, người không chỉ điều khiển một loại máy bay tiêm kích của Liên Xô. "Bandit 42" là Đại uý Thomas Drake, người 147 lần cất cánh trên MiG-21 và 294 lần trên MiG-23.

Không nên nhầm lẫn "Những tên cướp" với các phi đội "Những kẻ xâm lược" – đơn vị của Không quân Mỹ được thành lập để đóng giả những máy bay chiến đấu của Liên Xô trong các cuộc tập trận.

Để làm điều đó, trong một thời gian dài người Mỹ đã sử dụng các máy bay tiêm kích hạng nhẹ chiến thuật F-5A "Freedom Fighter" và F-5E "Tiger II" do Công ty Northrop chế tạo.

Tiêm kích F-5E  Việt Nam thu được là món quà vô giá dành tặng Liên Xô  - Ảnh 1.

Một chiếc tiêm kích F-5 giả dạng là máy bay Liên Xô thuộc biên chế phi đội "Những kẻ xâm lược".

Tư lệnh Không quân Mỹ cho rằng về các thông số kỹ-chiến thuật chúng có nhiều thứ khá tương đồng với MiG-21 của Liên Xô. Để nguỵ trang thật giống, tiêm kích F-5 đã được đổi màu sơn giống với lớp nguỵ trang của lực lượng không quân tiền phương Liên Xô.

Không biết số phận run rủi thế nào, cùng thời điểm đó, Viện nghiên cứu khoa học của Không quân Liên Xô đã tiến hành công tác thử nghiệm bay trên chiếc F-5E mà Việt Nam thu được, qua đó thấy được những tính năng ưu việt của cỗ máy này trong các trận cận chiến của MiG-21Bis mới nâng cấp.

Đương nhiên, chiếc F-5E là "món quà vô giá" bởi những kết quả của các cuộc thử nghiệm nói trên đã mang lại giá trị không gì sánh bằng đối với những văn phòng thiết kế các máy bay tiêm kích mới của Liên Xô.

Cần phải nhấn mạnh rằng trong thành phần Không quân Mỹ hiện nay vẫn còn các phi đội đặc nhiệm (Phi đội 6 cùng với các phi đội dự bị số 5 và 711) được trang bị những máy bay vận tải quân sự C-145A "Skytrek". Đằng sau những máy bay này chính là các máy bay vận tải M-28 của Ba Lan.

Đó là những phiên bản An-28 được nâng cấp do Phòng Thiết kế Antonov thực hiện và từ năm 1984 được Ba Lan sản xuất cấp phép ở nhà máy Meletz, nơi từng cho xuất xưởng các máy bay MiG-15, MiG-17 và An-2. Hiện nay nhà máy với bề dày truyền thống này đã trở thành chi nhánh của Công ty "Sikorsky" (Mỹ).

Cuối cùng, Moldavia cũng tặng cho người Mỹ một món quà. Với một khoản phí không đáng kể đối với ngân sách quân sự của Mỹ, Lầu Năm Góc đã tiếp nhận 20 chiếc máy bay MiG-29 và một chiếc MiG-29UB mà Moldova có được từ việc chia tài sản của Trung đoàn không quân tiêm kích 86 Hạm đội Biển Đen khi Liên Xô tan rã.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại