Tiêm kích F-22 Mỹ "lâm nguy": Trung Quốc đã nắm được "thóp", rình cơ hội

Khang Minh |

Tiêm kích F-22 dù được đánh giá là máy bay chiến đấu tàng hình mạnh nhất thế giới hiện nay, nhưng chúng vẫn lộ ra một số lỗ hổng khiến Trung Quốc không còn lo sợ nữa.

Gần đây truyền thông Trung Quốc rất sôi động vì sự xuất hiện của các chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ như tiêm kích F-22 trong khu vực. Đây là dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 duy nhất trên thế giới đang thực sự hoạt động khi chính thức được đưa vào biên chế từ 11 năm trước và tới nay nó vẫn được coi là máy bay mạnh nhất thế giới.

Tuy nhiên F-22 vẫn lộ ra một số lỗ hổng khiến Trung Quốc không còn lo sợ khi gặp chúng nữa.

Một là tầm bay của F-22 rất hạn chế, để bay với tốc độ siêu âm toàn hành trình lại càng tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn, và tất nhiên, tầm bay cũng sẽ bị rút ngắn lại tương ứng.

Hai là lượng tên lửa ít, chiến đấu cơ F-22 chỉ có thể mang được 6 quả tên lửa gồm 4 quả tên lửa không đối không tầm trung và 2 quả tầm ngắn.

Tiêm kích F-22 Mỹ lâm nguy: Trung Quốc đã nắm được thóp, rình cơ hội - Ảnh 1.

Tiêm kích F-22 của Mỹ

Do chi phí chế tạo F-22 cao cho nên số lượng chiến đấu cơ được đưa vào sử dụng tương đối ít, cho nên nó thuộc loại mục tiêu có giá trị cao, một khi bị bắn rơi sẽ tạo ra một chấn động và ảnh hưởng tiêu cực tới ý chí chiến đấu của toàn bộ Không quân Mỹ.

Ba là trần bay tối đa của F-22 chỉ có 17.000m, trần bay này là không đủ lớn.

Bốn là vấn đề về radar, khiến cho khả năng phát hiện đối phương trước của nó rất đáng nghi ngờ, đây là do lỗ hổng vốn có của chiến đấu cơ tàng hình.

Trong chiến tranh tương lai, để bảo đảm tỉ lệ sống sót, F-22 thường duy trì tình trạng điện tử tĩnh, tức là hoạt động một cách thầm lặng, không sử dụng các thiết bị phát tín hiệu vô tuyến.

Mọi tham số đều dựa vào chuỗi dữ liệu bị động với việc tiếp nhận thông tin từ máy bay cảnh báo, sau đó phóng tên lửa, radar của F-22 chỉ mở mấy giây để dẫn đường cho tên lửa cho đến khi bắn trúng mục tiêu, điều này có nghĩa là không chiến tuyệt vời của nó được thiết lập dựa trên nền tảng của máy bay cảnh báo.

Tiêm kích F-22 Mỹ lâm nguy: Trung Quốc đã nắm được thóp, rình cơ hội - Ảnh 2.

Tên lửa phòng không S-400.

Nhưng với tên lửa tầm siêu xa do Nga chế tạo như S-400 (đất đối không), KS-172 (không đối không) có tầm bắn 400km, tỷ lệ sống sót của máy bay cảnh báo trong tương lai lại trở thành một vấn đề lớn của Mỹ. Nếu không có máy bay cảnh báo, F-22 chỉ có thể dựa vào radar mảng pha AN/APG-77 của chính nó.

Và lúc đó, đối thủ chỉ cần có 2 radar thụ động đơn giản là có thể dễ dàng tìm ra vị trí của F-22 nhờ phương pháp giao hội tín hiệu điện tử thu được phát ra từ radar của nó.

Chính vì thế, Trung Quốc tỏ ra bớt lo ngại khi phải đối mặt với những chiếc tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại