Tia sét kỳ lạ xuất hiện giữa bầu trời Hawaii

Hoàng Dung (lược dịch) |

Các nhà nghiên cứu mô tả tia sét trên đỉnh núi lửa Mauna Kea là hiện tượng hiếm khi xảy ra.

Tia sét kỳ lạ xuất hiện giữa bầu trời Hawaii - Ảnh 1.

Tia sét kỳ lạ xuất hiện giữa bầu trời Hawaii

Một loạt kính viễn vọng trên đỉnh núi lửa Mauna Kea nằm bên dưới bầu trời ngập tràn màu sắc và ánh sáng rực rỡ. Trong số các kính thiên văn này có Gemini North, thành viên phía bắc của Đài quan sát Gemini quốc tế.

Mauna Kea là ngọn núi lửa cao nhất ở Hawaii. Ngoài tuyết đặc trưng thu hút những người đam mê thể thao mùa đông, khu vực đỉnh núi còn được rải rác bởi một số kính viễn vọng nổi tiếng nhất trên thế giới.

Chiếc camera trên kính viễn vọng Gemini North nằm ở độ cao khoảng 4.200 mét đã chụp được ảnh đám mây cho thấy ánh sáng màu đỏ và xanh lam bắn lên từ đỉnh của tầng mây, chiếu ra ngoài không gian thay vì hướng xuống Trái Đất.

Khoảnh khắc camera ghi lại được hội tụ những tia sét rực rỡ gồm sét đỏ và sét xanh. Theo các chuyên gia, hiện tượng này cực kỳ khó chụp trên máy ảnh vì các tia sáng chỉ kéo dài khoảng 1/10 giây và cũng khó nhìn thấy từ mặt đất do bị đám mây giông che khuất.

Sét đỏ là những luồng điện tích phóng cực nhanh qua tầng thượng quyển, từ 37 đến 80 km trên bầu trời và di chuyển hướng lên không trung. Một số vệt có hình con sứa trong khi nhiều trường hợp là những cột ánh sáng đỏ thẳng đứng có các tua cuốn xuống.

Tia sét kỳ lạ xuất hiện giữa bầu trời Hawaii - Ảnh 2.

Tia sét hình con sứa do Stephen Hummel ghi lại

Stephen Hummel, một chuyên gia về bầu trời tối tại Đài quan sát McDonald, đã chụp được hình ảnh ngoạn mục về 'một con sứa' từ sườn núi trên Núi Locke ở Texas vào tháng 7 năm ngoái.

Sét xanh hình thành ở gần Trái Đất hơn sét đỏ, các luồng điện tích cũng sáng hơn sét đỏ và phóng ra từ đỉnh những đám mây.

Đỉnh đám mây giông có thể ở cách mặt đất từ 1,6 đến 22 km. Sét xanh tiếp tục vươn lên cho tới khi đạt độ cao khoảng 48 km, tại điểm đó chúng biến mất. Sét xanh di chuyển ở tốc độ hơn 35.888 km/h.

Davis Sentman, cựu giáo sư vật lý tại Đại học Alaska Fairbanks từng sử dụng thuật ngữ 'bóng ma' để mô tả về hiện tượng tia sét đỏ. Ông cho biết thuật ngữ này "rất phù hợp khi mô tả vẻ ngoài của chúng", gợi lên bản chất thoáng qua như thần tiên của tia sét. Davis Sentman qua đời vào năm 2011.

Trong khi đó, Stephen Hummel tiết lộ rằng bão càng mạnh, càng tạo ra nhiều tia sét thì càng có nhiều khả năng xuất hiện tia sét xanh.

Phi hành gia Andreas Morgensen của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu lần đầu tiên quay được những tia sét xanh khó nắm vào năm 2015. Ông phát hiện ra hiện tượng này khi đang ghi hình một cơn bão trên Vịnh Bengal, Ấn Độ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại