Huyền thoại về Umibozu
Vào thời xa xưa, những thủy thủ người Nhật có rất nhiều nỗi lo khác nhau, từ bão biển, giông tố đến những biến cố lúc nửa đêm. Tuy nhiên, ám ảnh nhất có lẽ là những câu chuyện về Umibozu - thủy quái với hình hài khổng lồ không gì sánh được!
Biến cố lúc nửa đêm ở đây đề cập có lẽ chính là những lời truyền tai nhau về Umibozu (hay còn gọi là những thầy tu biển cả).
Chiếc đầu trọc lóc kia chính là nguồn gốc cho tên gọi Umibozu-nhà sư biển cả. Hình minh họa
Chúng là những con quái vật đáng sợ, thường xuất hiện vào những đêm yên bình. Khi gió đang thổi nhẹ, mặt biển lặng sóng, không có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào thì bất ngờ Umibozu trồi lên khỏi làn nước, xé đôi con tàu, phá nát tất cả những gì xuất hiện trên "lãnh địa" của nó rồi dìm chết toàn bộ thủy thủ.
Umibozu xuất hiện trong không ít câu chuyện được các thủy thủ trở về kể lại, có thể họ nói mình đã từng trải qua thực sự cũng có thể là được truyền tai lại, nhưng tựu chung, loài thủy quái khổng lồ này được miêu tả cao hàng chục mét, sở hữu sức mạnh kinh hoàng, đủ sức xé tan mọi con tàu chỉ trong 1 lần tấn công.
Hình minh họa.
Đặc biệt, chúng có cái đầu trọc lóc và nhẵn thín. Có thể chính vì vậy mà xuất hiện cái tên Umibozu (trong tiếng Nhật nghĩa là thày tu biển cả). Thêm nữa, đôi mắt to, tròn của chúng khiến ai nhìn vào cũng khiếp sợ run người!
Mỗi lần Umibozu rẽ nước vươn lên đã cao hàng chục mét, nhưng đó vẫn chỉ là phần hiển hiện trên mặt nước, do đó, người ta đồn rằng, nó có thân hình còn khổng lồ hơn nữa cùng cặp chân to lớn, dài ngoằng để có thể đứng được từ dưới đáy biển.
Sự đáng sợ của những con thủy quái khổng lồ
Nhiêu đó thôi chỉ là những nét sơ lược về ngoại hình, tính cách của Umibozu rất kỳ lạ hay có thể coi là khá "đòng bóng".
Bình thường chúng chỉ sống trong lãnh thổ riêng của mình, không có khúc mắc hay cố tình làm hại ai. Nhưng nếu có con tàu hay đoàn thuyền nào vô tình xâm phạm khu vực chúng sinh sống thì kết cục chỉ có "thê thảm" mà thôi.
Umibozu thường xuất hiện cũng những đêm bão lớn. Hình minh họa
Tuy nhiên, có lúc chúng tấn công tan tác, hủy diệt ngay những "kẻ lạ măt", cũng có lúc Umibozu lại sử dụng các "phương án" khác nhau.
Trong lịch sử văn hóa dân gian Nhật Bản, Umibozu xuất hiện rất nhiều lần trong các truyền thuyết và sau này là trong cách vở kịch, phim hoạt hình... Chúng nổi tiếng đến độ, từ quận Okayama đến Aomori, Shizuoka hay Miyaki đều được đề cập đến nhiều hình thái khác nhau.
Omibozu có thể thay đổi hình dạng, phóng to thu nhỏ tùy ý. Cho nên, có nơi chúng là những con rùa khổng lồ, cũng có nơi lại hóa thành thiếu nữ xinh đẹp, bơi lội, lừa phỉnh các chàng trai trước khi hiện thân phá nát tàu và dìm họ xuống đáy địa dương sâu thẳm.
Umibozu có kích thước khổng lồ so với những con thuyền. Hình minh họa.
Đôi lúc Umibozu còn đồng bóng đến mức, không phá thuyền, đánh đắm tàu ngay lặp tức mà bất ngờ xuất hiện, hù dọa rồi bắt thủy thủ đoàn phải giao cho chúng các thùng hàng lớn. Rồi từ từ lấy đúng món đồ đó làm ngập thuyền của họ.
Với những người có kinh nghiệm, cách duy nhất sống sót trong tình huống đó là giao cho con thủy quái khổng lồ những chiếc thùng không có đáy. Tuy nhiên, với tính khí thất thường, việc đó rất có thể làm Umibozu tức giận mà đánh nát thuyền bằng chính sức mạnh phi thường của chúng.
Nếu vô tình xâm phạm lãnh địa của Umibozu, nạn nhân sẽ có kết cục không hề tốt. Hình minh họa.
Không chỉ tính cách mà cả hành động lẫn thói quen của chúng đều rất kỳ dị. Theo truyền thuyết kể lại, Umibozu tuy có thân hình to lớn, khỏe mạnh nhưng lại có dáng đi, cách xuất hiện khá lù dù! Thậm chí, đôi tay của loài thủy quái này hầu như chỉ buông thõng xuống như xúc tu của những con bạch tuộc khổng lồ vậy.
Nguồn gốc của Umibozu
Theo lưu truyền trong dân gian Nhật Bản, Umibozu có nguồn gốc từ những linh hồn người chết trên biển, không có bạn bè, không có người thân, dần dần những oán hận tích tụ lâu ngày khiến chúng trở thành thủy quái khổng lồ, thường phá nát những con tàu xâm phạm để trả thù.
Do lang bạt 1 mình trên biển lâu ngày mà những linh hồn cô độc đó sở hữu tính cách kỳ dị, đồng bóng như vậy.
Tham khảo nhiều nguồn