Bài 1: Bờ Tây nước Mỹ đang là mục tiêu tình báo
Cuộc chạm trán bất ngờ
Vào mùa thu năm 1989, cùng lúc với thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ trong những tháng cuối cùng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trận động đất Loma Prieta đã tấn công San Francisco, vùi những chiếc xe xuống hố sâu, làm rung lắc, sụp đổ toàn bộ các tòa nhà chung cư và đường cao tốc trong khu vực, khiến 63 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương.
Những điệp viên Liên Xô địa phương, giống như nhiều cư dân Vùng Vịnh, đã nộp đơn xin cứu trợ trong quỹ thiên tai khẩn cấp gần 3,5 tỷ USD do Tổng thống George HW Bush phân bổ.
Cơ quan phản gián của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) phát hiện ra một điệp viên Liên Xô hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao đã đệ đơn xin cứu trợ thiên tai. Và Rick Smith - người đã làm việc cho Văn phòng San Francisco, từ năm 1972 đến năm 1992 cùng một số nhân viên liên bang ở vài văn phòng chính phủ khác có nhiệm vụ giải ngân quỹ cứu trợ đã đề nghị gặp gỡ tay điệp viên kia với mục đích là chia chác các khoản chi trả bị lặp lại.
Nhưng sau cuộc gặp đó, họ phát hiện ra đối tượng nhân viên ngoại giao tình nghi kia không hành động một mình. Các đội giám sát FBI báo cáo rằng người này đi cùng một nhà ngoại giao Nga mà FBI được biết là người đứng đầu ngành phản gián của Liên Xô tại San Francisco.
Khi hai nhà hoạt động tình báo của Liên Xô bước vào phòng, các nhân viên FBI bí mật dù đã biết toàn bộ vụ việc vẫn bất ngờ với sự xuất hiện của "con cá lớn" này.
"Sao nào", ông đáp lại. "Ngài không hy vọng tôi xuất hiện à"?
Thung lũng Silicon: Mục tiêu mới
Mọi người có khuynh hướng hay nghĩ là tình trạng gián điệp ở Mỹ chỉ là một hiện tượng ở Bờ Đông nơi mà những điệp viên nước ngoài núp bóng nhân viên làm việc trong các đại sứ quán ở thủ đô Washington, hay tại Liên hợp quốc ở New York, sử dụng hộp thư chết (một phương thức truyền thống được các nhân viên tình báo sử dụng để trao đổi thông tin ở một địa điểm bí mật) ở vùng ngoại ô Virginia, hay những cuộc gặp gỡ lén lút trên các băng ghế công viên trong màu xám hoàng hôn Manhattan… nhưng những vị khách gián điệp nước ngoài không mời đã hiện diện ở San Francisco và Thung lũng Silicon trong một thời gian rất dài.
Theo các cựu quan chức tình báo Mỹ, điều này càng đúng hơn bao giờ hết ở thời điểm hiện tại. Các cựu sĩ quan tình báo cho biết, không giống như trên Bờ Đông, hoạt động tình báo nước ngoài bờ Tây không tập trung vào việc săn lùng bí mật ngoại giao, chính trị hay kế hoạch quân sự.
Công việc mang tính mở, thử nghiệm, toàn cầu và văn hóa kinh doanh của Thung lũng Silicon đặc biệt khuyến khích một loại gián điệp phi truyền thống và "mềm" hơn, đang nỗ lực nhắm chủ yếu vào bí mật thương mại và công nghệ…
Đó là một hình thức rất thu thập tin tức tình báo rất tinh vi liên quan và nhắm đến doanh nghiệp nhiều hơn.
Một nhận định khác cho biết, thời điểm gần đây, tới 20% các các hoạt động phản gián của FBI liên quan đến sở hữu trí tuệ đều bắt nguồn từ Vùng Vịnh San Francisco. Tuy nhiên, FBI từ chối bình luận.
Tờ Politico cũng hé lộ, các quan chức Trung Quốc thường gạ gẫm hoặc thẳng thừng đe dọa công dân Trung Quốc (hoặc công dân Mỹ có các thành viên gia đình ở Trung Quốc) đang làm việc hoặc học tập tại Mỹ cung cấp cho họ thông tin công nghệ có giá trị…
Một cựu quan chức tình báo cấp cao đã nói: Nếu muốn hiểu về một thế giới nơi Nga và Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động tình báo chống lại Mỹ, thì chúng ta cần chú ý đến những gì xảy ra ở San Francisco.