Thừa đạn, Nga dùng cả tên lửa chống hạm để tấn công mục tiêu mặt đất của quân nổi dậy

Nam Đồng |

Hôm qua (15/11), truyền thông Nga đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh hải quân nước này phóng tên lửa hành trình Kalibr và Oniks vào các vị trí của phiến quân tại Syria.

Sau khi được điều động tới Syria, khinh hạm Đô đốc Grigorovich (Dự án 11356M) số hiệu 745 của Hải quân Nga đã ngay lập tức tham chiến.

Được trang bị bệ phóng đa năng UKSK với 8 ống phóng thẳng đứng dành cho tên lửa hành trình Kalibr, ngoài tên lửa chống hạm siêu âm 3M-54T thì chiếc tàu hộ vệ này còn mang theo cả phiên bản tấn công mặt đất 3M-14T.

Thừa đạn, Nga dùng cả tên lửa chống hạm để tấn công mục tiêu mặt đất của quân nổi dậy - Ảnh 1.

Khinh hạm Đô đốc Grigorovich phóng tên lửa hành trình đối đất 3M-14T vào vị trí của quân nổi dậy tại Syria

Sau khi triển khai tên lửa hành trình đối đất Kalibr từ tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Buyan-M và tàu ngầm diesel-điện Kilo 636.3, đây là lần đầu tiên một chiến hạm cỡ lớn của Hải quân Nga được huy động cho mục đích tiêu diệt cơ sở hạ tầng nằm sâu trong đất liền của các nhóm phiến quân chống chính phủ Syria.

Thừa đạn, Nga dùng cả tên lửa chống hạm để tấn công mục tiêu mặt đất của quân nổi dậy - Ảnh 2.

Tên lửa hành trình Kalibr phá hủy thành công một cơ sở của quân nổi dậy

Đáng ngạc nhiên hơn, ngoài Kalibr, tên lửa hành trình chống hạm Oniks từ hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P cũng đã lần đầu tiên được khai hỏa, rất bất ngờ rằng đối tượng tiêu diệt của nó không phải tàu chiến đối phương mà cũng là một mục tiêu mặt đất khác.

Thừa đạn, Nga dùng cả tên lửa chống hạm để tấn công mục tiêu mặt đất của quân nổi dậy - Ảnh 3.

Ít nhất đã có 2 tên lửa chống hạm P-800 Oniks được phóng đi trong cuộc tấn công ngày 15/11

Các nguồn tin từ phía Nga chưa bao giờ nhắc tới phiên bản đối đất của tên lửa Oniks mà chỉ đề cập đến tính năng này trên biến thể PJ-10 BrahMos hợp tác sản xuất với Ấn Độ. Do vậy, mục đích sử dụng lần này của Oniks chắc chắn sẽ làm sửng sốt giới truyền thông.

Mặc dù có thể nạp tọa độ và thực hiện chế độ bay theo quán tính để tiếp cận khu vực tấn công nhưng hiện vẫn chưa rõ cơ chế hoạt động trong giai đoạn cuối khi đánh đất của loại tên lửa này ra sao, khi mà đối tượng của nó không phải chiến hạm để mà radar chủ động lắp trên đạn có thể bật lên bắt mục tiêu.

Theo Tiến sĩ khoa học Konstantin Sivkov - Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị, nếu tên lửa được phóng theo dữ liệu của hệ thống định vị, sai số sẽ vào khoảng 150 m.

Tuy nhiên khi dựa vào dữ liệu tích tụ từ các phương tiện thiết giáp (đầu đạn tên lửa có thể phân biệt được tia phát ra từ kim loại trên nền sa mạc), hoặc theo tia phản xạ của chủ thể nào đó như trạm radar thì hiệu lực của Oniks sẽ giống như khi bắn vào tàu biển với độ chính xác xê dịch trong khoảng 1 m. 

Thừa đạn, Nga dùng cả tên lửa chống hạm để tấn công mục tiêu mặt đất của quân nổi dậy - Ảnh 4.

Tên lửa hành trình chống hạm Oniks đánh trúng mục tiêu mặt đất

Tính năng mới "phát lộ" của tên lửa chống hạm Oniks sẽ khiến cho các đối thủ tiềm tàng của những quốc gia được trang bị hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P mang đạn Yakhont (phiên bản xuất khẩu của Oniks) phải đặc biệt dè chừng, bất chấp việc tầm bắn của nó bị rút ngắn chỉ còn 300 km.

Thành công trên chiến trường Syria chính là lời khẳng định rõ ràng hơn đối với tính năng tiêu diệt được cả tàu chiến đang nằm neo đậu trong cảng của tên lửa Yakhont.

Hải quân Nga phóng tên lửa Kalibr và Oniks vào các vị trí của quân nổi dậy tại Syria

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại