Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tầng lớp trung lưu Việt Nam chiếm 50% dân số vào năm 2035

Đình Thức |

"Việt Nam hiện có trên 10% dân số thuộc tầng lớp trung lưu, và đến năm 2035 sẽ có trên 50% dân số trung lưu và Việt Nam đang xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển vì người dân".

Ngày 7/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam nằm trong chương trình Tuần lễ cao cấp APEC 2017. Chủ đề của hội nghị là "Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy".

Hội nghị do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức. Tham dự hội nghị có ông Philipp Rosler, Giám đốc Điều hành, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF); Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế Giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương;... cùng các lãnh đạo bộ, ngành, giám đốc nhiều công ty tên tuổi trong nước và thế giới, đại diện các tổ chức quốc tế.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng các đại biểu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam được tổ chức nhân dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Ông cũng gửi lời thăm hỏi thân thiết nhất tới các đại biểu, đại diện các tổ chức và doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Thủ tướng khẳng định, hội nghị sẽ giúp mang đến một tầm nhìn chân thực, toàn diện về nên kinh tế, chính sách của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội mở ra các kết nối về đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia nhiều tiềm năng phát triển to lớn và đang cải cách, mở cửa mạnh mẽ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tầng lớp trung lưu Việt Nam chiếm 50% dân số vào năm 2035 - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "50% dân số Việt Nam sẽ thuộc tầng lớp trung lưu năm 2035"

"Số liệu của AmCham Singapore cho thấy 56% doanh nghiệp được khảo sát đã coi Việt Nam là đối tác thương mại tốt nhất. Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra rằng quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam trong 30 được thể hiện bằng tốc độ tăng GDP cao, đạt bình quân gần 7,5%/năm,….

Việt Nam có trên 10% dân số thuộc tầng lớp trung lưu, và dự kiến đến năm 2035 sẽ có trên 50% dân số gia nhập tầng lớp này. Điều này làm gia tăng nhu cầu của nền kinh tế, nhiều việc làm tốt hơn được tạo ra trong nước. Việt Nam đang từng bước tham gia vào các cuỗi cung ứng các mạng sảng xuất trong khu vực APEC và thế giới.

Thu nhập của người Việt tăng nhanh cũng mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư biết đón đầu sự thay đổi", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng thông tin về sự hòa mình vào dòng chảy chung toàn cầu. Việt Nam đã ký kết, tham gia 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 4 FTA khác, trong đó có 18 nền kinh tế APEC.

"Việt Nam quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh hội nhập quốc tế; tiếp tục thực hiện mục tiêu duy trì ổn định vĩ mô vững chắc, cải cách thể chế, chính sách pháp luật, phát triển bền vững, chú trọng tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân", Thủ tướng khẳng định.

Tại hội nghị, Thủ tướng cũng nhấn mạnh 3 định hướng lớn với Hội nghị.

Một là, tập trung cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật, thúc đẩy pháp quyền, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực quản trị Nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng tăng trưởng bền vững, bảo đảm các thăng tiến xã hội…

Hai là, phát triển kinh tế khởi nghiệp sáng tạo thông qua các cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để vun đắp, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp. Việt Nam cam kết bảo hộ các ý tưởng sáng tạo, phát kiến mới trong khởi nghiệp và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Luật Sở hữu trí tuê cũng như trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia.

Tính năng động trong kinh tế, chính sách mở, Internet và sự thuận lợi về kinh doanh đang tạo nhiều cơ hội lớn cho các nhà khởi nghiệp ở Việt Nam để cùng hòa vào làn sóng khởi nghiệp đang rất hứng khởi ở Việt Nam.

Ba là, thực hiện cải cách thuế theo hướng gia tăng cạnh tranh cho nền kinh tế, hướng đến các chuẩn mực minh bạch, công bằng và hiệu quả theo tiêu chuẩn cao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại