Thử thách 7 ngày 7 đêm không dùng mạng xã hội: Hiệu quả bất ngờ!

Khánh Linh |

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng chỉ cần một tuần không dùng mạng xã hội có thể làm giảm nguy cơ bị trầm cảm và lo âu.

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng chỉ cần một tuần không dùng mạng xã hội có thể làm giảm nguy cơ bị trầm cảm và lo âu.

Tiến sĩ Jeff Lambert, người dẫn đầu đội nghiên cứu đến từ Đại học Bath, chia sẻ: "Nhiều người coi mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và là cách họ tương tác với những người khác. Nhưng nếu bạn dành hàng giờ đồng hồ mỗi tuần chỉ để lướt mạng xã hội và cảm thấy bị ảnh hưởng tiêu cực. Tôi kiến nghị bạn hãy bỏ sử dụng chúng trong một thời gian ngắn để hiểu rõ xem mạng xã hội có phải là thủ phạm của việc này."

Thử thách 7 ngày 7 đêm không dùng mạng xã hội: Hiệu quả bất ngờ! - Ảnh 1.

Ảnh: Shutterstock

Theo nghiên cứu, những người tạm dừng dùng các mạng xã hội như Tiktok, Instagram, Twitter hay Facebook trong vòng 7 ngày cho thấy sự cải thiện rõ rệt về sức khỏe tinh thần.

Các nhà nghiên cứu chia 154 tình nguyện viên nghiên cứu (có độ tuổi từ 18 đến 72 tuổi) thành hai nhóm. Trong đó, một nhóm bị cấm sử dụng mạng xã hội, nhóm còn lại được sử dụng mạng xã hội một cách tự do.

Những người tham gia sử dụng mạng xã hội trung bình 8 tiếng/ 1 tuần.

Người tham gia được hỏi về mức độ lo âu và trầm cảm ban đầu thông qua ba bài kiểm tra của các chuyên gia. Để kiểm tra sức khỏe tinh thần, các nhà nghiên cứu hỏi các tình nguyện viên đánh giá mức độ tán thành của họ với các câu hỏi như "Tôi cảm thấy tích cực về tương lai" hoặc "Tôi có suy nghĩ rõ ràng".

Để kiểm tra mức độ trầm cảm, những người tham gia được hỏi các bộ câu hỏi bao gồm "Trong vòng hai tuần vừa qua, bạn có cảm thấy vô nghĩa hay không hề hứng thứ với mọi việc xung quanh?".

Để kiểm tra về xu hướng rối loạn âu lo của một người, các chuyên gia sẽ hỏi các câu hỏi như "Bạn có thường xuyên cảm thấy lo lắng hay không?", "Đã bao giờ bạn không thể kiểm soát tình trạng lo âu của bản thân?".

Những người không dùng mạng xã hội trong vòng 1 tuần nói rằng, sức khỏe tinh thần của họ được cải thiện rõ rệt. Theo thang đo về sức khỏe tinh thần của Warwick-Edinburgh, chỉ số của họ tăng từ 46 đến 55,93.

Mức độ trầm cảm trong nhóm này giảm từ 7,46 xuống còn 4,84, theo bộ câu hỏi về sức khỏe bệnh nhân. Trong khi đó, chứng lo âu cũng giảm từ 6,92 xuống còn 5,94 theo thang đo.

Những người tạm dừng dùng các mạng xã hội như Tiktok, Instagram, Twitter hay Facebook trong vòng 7 ngày cho thấy sự cải thiện rõ rệt về sức khỏe tinh thần.

Tiến sĩ Jeff Lambert nói rằng, thay đổi này cho thấy sự cải thiện ở mức vừa phải đối với chứng trầm cảm và cải thiện nhỏ đối với chứng lo âu. "Điều này chứng tỏ rằng chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể có sức ảnh hưởng đáng kể".

Số lượng người trưởng thành ở Anh sử dụng mạng xã đã tăng từ 45% vào năm 2011 đến 71% vào năm 2021, và chạm đến ngưỡng 97% đối với những người từ 16 đến 44 tuổi.

Tuy nhiên, nghiên cứu này không chứng minh được rằng mạng xã hội là thủ phạm chính dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Họ nói rằng những yếu tố như lòng tự tôn thấp dẫn đến việc sự dụng mạng xã hội như một cách để nhận sự thừa nhận từ người khác. Điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ lên sức khỏe tinh thần.

Trong tương lai, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể nghiên cứu về sức ảnh hưởng của việc bỏ mạng xã hội lên người trẻ và những người có tiền sử bệnh tật.

Bài viết tham khảo nguồn: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại