Thủ lĩnh cận vệ của trùm khủng bố bin Laden tái xuất: Vì sao Taliban chứa chấp al-Qaeda?

Đăng Nguyễn |

Một nhân vật thân cận của trùm khủng bố Osama bin Laden đã trở lại Afghanistan từ Pakistan, dấu hiệu cho thấy Afaghanistan dưới thời Taliban sẽ một lần nữa trở thành nơi trú ẩn an toàn của khủng bố al-Qaeda.

Al-Hag tái xuất vào ngày 30.8, ngay trước khi quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Afghanistan.

Al-Hag tái xuất vào ngày 30.8, ngay trước khi quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Afghanistan.

Amin al-Haq tái xuất ở quê nhà Nangahar, Afghanistan.

Theo tờ The Print, Amin al-Haq, nhân vật cấp cao của tổ chức khủng bố al-Qaeda, kẻ có nhiều năm là thủ lĩnh đội cận vệ của trùm khủng bố Osama bin Laden, gần đây đã trở về quê nhà ở tỉnh Nangahar, Afghanistan.

Al-Haq hay còn gọi là Muhammad Amin, ngồi trên đoàn xe chở các tay súng Taliban, tay vẫy chào những người ủng hộ.

Al-Haq sinh năm 1960, năm nay 61 tuổi. Báo Mỹ LA Times từng mô tả al-Haq là bác sĩ y khoa chuyên ngành tiết niệu.

Al-Haq từng tham gia chống lại lực lượng Liên Xô trong những năm 1980 ở Afghanistan. Al-Haq là thành viên phái đoàn Afghanistan tới Sudan năm 1996, mời bin Laden trở lại Afghanistan.

Trùm khủng bố Bin Laden thời điểm này có mối quan hệ thân thiết với thủ lĩnh tối cao Taliban, Mullah Omar. Trước sức ép của Mỹ, Sudan muốn trục xuất bin Laden, cho phép tự chọn nơi sẽ đến.

Kể từ đó, al-Hag trở thành trợ lý thân cận của trùm khủng bố bin Laden, là thủ lĩnh đội cận vệ Đen chuyên bảo vệ bin Laden.

Thủ lĩnh cận vệ của trùm khủng bố bin Laden tái xuất: Vì sao Taliban chứa chấp al-Qaeda? - Ảnh 1.

Sau vụ khủng bố ngày 11.9.2001, chính quyền Tổng thống Mỹ khi đó là Geogre W. Bush phong tỏa tài sản của al-Haq, liệt bác sĩ này vào danh sách 39 cá nhân và tổ chức có quan hệ với khủng bố.

Al-Haq là người giúp bin Laden trốn thoát ở vùng núi Tora Bora, phía đông Afghanistan trong chiến dịch Anaconda do Mỹ phát động năm 2002. Chiến dịch diễn ra từ ngày 2-18.3.2002, nhằm bắt sống hoặc tiêu diệt các lực lượng al-Qaeda và Taliban. Al-Haq đưa bin Laden thoát khỏi vòng vây của lính Mỹ, tới trú ẩn ở Pakistan.

Năm 2008, Pakistan bắt giữ al-Haq nhưng đã trả tự do sau 3 năm, với lý do không có đủ bằng chứng buộc tội al-Hag có mối liên hệ với Osama bin Laden.

“Bác sĩ Amin (al-Haq) chưa bao giờ là lãnh đạo hoặc thành viên chính thức của al-Qaeda, nhưng ông ta từng cứu mạng bin Laden ở Tora Bora, và có đóng góp cho al-Qaeda giai đoạn năm 1996-2001, giai đoạn Taliban cầm quyền ở Afghanistan”, Abdul Sayed, chuyên gia an ninh ở Thụy Điển, người am hiểu về các nhóm Hồi giáo tại Afghanistan và Pakistan nói.

“Vai trò của ông ta sau vụ khủng bố ngày 11.9 cho đến khi bị bắt ở Pakistan đến nay vẫn còn là bí ẩn”, Sayed nói thêm.

Taliban không cấm al-Qaeda quay trở lại

Thủ lĩnh cận vệ của trùm khủng bố bin Laden tái xuất: Vì sao Taliban chứa chấp al-Qaeda? - Ảnh 2.

Trùm khủng bố bin Laden, thủ lĩnh al-Qaeda, là nhân vật rất được Taliban tôn trọng.

Theo thỏa thuận ký kết giữa Mỹ và Taliban ở Doha, Qatar năm 2020, Taliban cam kết không cho phép al-Qaeda sử dụng lãnh thổ Afghanistan để tổ chức tấn công nhằm vào Mỹ. Thỏa thuận không có điều khoản bắt buộc Taliban phải trục xuất các thành viên tổ chức khủng bố al-Qaeda, theo TRT World.

Al-Qaeda là đồng minh lâu năm với Taliban, cùng có nhiều kẻ thù chung như Mỹ, chính phủ Afghanistan và khủng bố IS. Mối quan hệ sâu sắc suốt hàng thập kỷ được cho là cơ sở giúp Taliban kiên quyết không nhượng bộ Mỹ trên bàn đàm phán.

“Các thủ lĩnh Taliban đã nói rằng họ không có nghĩa vụ phải cấm al-Qaeda hay các cá nhân khác sinh sống ở Afghanistan”, chuyên gia Sayed nói. “Taliban chỉ đảm bảo sẽ không để al-Qaeda sử dụng lãnh thổ Afghanistan để tấn công Mỹ”.

Nói cách khác, các thành viên al-Qaeda được phép ở Afghanistan, nhưng không được sử dụng lãnh thổ nước này để tấn công Mỹ. “Các thủ lĩnh Taliban đã nhiều lần công khai nhắc đến điều này, nhưng không thấy Mỹ phản ứng”, Sayed nói.

Thủ lĩnh cận vệ của trùm khủng bố bin Laden tái xuất: Vì sao Taliban chứa chấp al-Qaeda? - Ảnh 3.

Phát ngôn viên Taliban, Zabihullah Mujahid đến nay luôn từ chối lên án al-Qaeda.

Barnett Rubin, nhà khoa học chính trị người Mỹ và là chuyên gia hàng đầu về Afghanistan và Nam Á, cũng cho rằng thỏa thuận Doha không bắt buộc Taliban phải trục xuất các thành viên al-Qaeda, thậm chí al-Qaeda còn được Taliban bảo vệ nếu các thành viên nằm trong danh sách “người tị nạn”. “Nếu đọc kỹ thỏa thuận Doha, không khó để nhận ra ý đồ của Taliban”, ông Rubin nói.

Richard Falk, một giáo sư luật quốc tế đến từ Đại học Princeton và Đại học California, Mỹ, cũng có quan điểm tương tự. “Vấn đề phụ thuộc vào việc Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn tuân thủ thỏa thuận Doha đến mức nào và liệu ông Biden có lên tiếng khi các thành viên al-Qaeda trở lại Afghanistan hay không”, giáo sư Falk nói.

Thủ lĩnh al-Qaeda hiện nay, Ayman al-Zawahiri được cho là vẫn đang ẩn náu ở vùng núi giáp biên giới Afghanistan và Pakistan. Nếu al-Zawahiri tái xuất ở Afghanistan với tư cách là người tị nạn, điều này cũng không gây bất ngờ, theo các chuyên gia.

Những người như bác sĩ al-Haq, công dân Afghanistan, từ lâu đã là cầu nối giữa Taliban và al-Qaeda.

Mối liên kết giữa hai tổ chức sâu sắc đến mức rất khó để một trong hai có thể đơn phương xóa bỏ sự liên kết, cũng rất khó để cộng đồng quốc tế gây sức ép với Taliban, Obaid Ali, một nhà phân tích chính trị người Afghanistan, nói trên TRT World.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại