"Thứ 'già như trái cà' đó lỡ hẹn 2 ngày rồi" - Chuyên gia Nga hé lộ lý do lính Ukraine thở phào

Hoài Giang |

Bài viết của chuyên gia Nga Roman Skomorokhov được Topwar.ru đăng tải ít giờ trước.

"Chúng tôi đang trong kỳ nghỉ vì 'nó' đã lỡ hẹn 2 ngày rồi"

Tiêu đề của bài viết này có thể lạ đối với một số độc giả, nhưng đây là trích dẫn từ một bài đăng trên kênh Telegram của Lữ đoàn Đổ bộ Đường không Độc lập số 46 của Quân đội Ukraine, những người đang chiến đấu gần Robotine (điểm nóng tại mặt trận Zaporozhia).

Những người lính Ukraine cho rằng việc FAB - bom không điều khiển FAB-500 (số 500 chỉ bom nặng 500 kg) - không được người Nga đưa đến với họ đã biến 2 ngày vừa qua trở thành một kỳ nghỉ phép.

Tại sao lại là FAB-500?

Sao không phải là "Grad" (pháo phản lực phóng loạt/MRLS BM-21), "Smerch" (MRLS BM-30), "Shahed" (Máy bay không người lái/UAV Shahed-136/Geran-2) hoặc thậm chí là đạn lựu pháo 152 mm?

Thứ già như trái cà đó lỡ hẹn 2 ngày rồi - Chuyên gia Nga hé lộ lý do lính Ukraine thở phào - Ảnh 1.

Tại sao một quả bom nổ mạnh không điều khiển "già như trái cà" lại tạo ra ấn tượng sâu sắc tới vậy với những người lính Ukraine?

Nhờ những thông tin tôi có được từ các kênh tin tức của cả Nga và Ukraine, một bức tranh thú vị đã xuất hiện. Và bây giờ chúng ta hãy cùng bắt đầu câu chuyện về FAB-500.

"Già như trái cà"

Được Liên Xô phát minh sau Thế chiến 2 và được đưa vào trang bị từ năm 1954 và cho tới ngày nay người Nga vẫn sử dụng FAB-500 ở dạng gần như ban đầu.

Thực ra vào năm 1962, người ta đã áp dụng một số phương án hiện đại hóa cho nó và vì vậy chúng ta có 2 phiên bản FAB-500M54 và FAB-500M62.

Và vào năm tới - 2024 - sẽ đánh dấu 70 năm phục vụ chiến đấu của FAB-500. Điều này nói lên rất nhiều điều. Nhìn chung, FAB-500 không hề "thông minh" trong thời đại công nghệ hiện nay.

Thứ già như trái cà đó lỡ hẹn 2 ngày rồi - Chuyên gia Nga hé lộ lý do lính Ukraine thở phào - Ảnh 2.

Cho đến đầu thế kỷ 21, chưa từng có ai trên thế giới nghiên cứu về bom. Tại sao điều này lại xảy ra, vì các tên lửa thông minh bay đến nơi chúng cần đến rất nhanh và chính xác, còn bom đạn thông thường chỉ dành cho các nước thế giới thứ 3 hoặc thứ 4.

Nhân tiện - tại Syria - các phi công Nga đã thể hiện tài năng sử dụng các loại bom nổ mạnh phân mảnh và xuyên bê tông liều nổ cao để tiêu diệt các mục tiêu khá dễ dàng.

Điều này chủ yếu là do đối phương không có các hệ thống phòng không tầm cao và những chiếc máy bay bay ở độ cao từ 7 đến 8.000 mét không hề sợ hãi MANPADS (Tên lửa phòng không vác vai).

Mọi sự khác biệt hoàn toàn ở Ukraine, với sự hiện diện của một số vũ khí phòng không tương đối hiện đại, tên lửa không còn là một vũ khí hiệu quả nữa vì chúng rất dễ bị đánh chặn.

Tất nhiên các tên lửa siêu thanh và thế hệ mới hơn vẫn hữu dụng nhưng giá thành của chúng không thể so sánh với các loại bom.

Thứ già như trái cà đó lỡ hẹn 2 ngày rồi - Chuyên gia Nga hé lộ lý do lính Ukraine thở phào - Ảnh 3.

Khác biệt là rõ ràng. Tên lửa có đầu đạn tương đương sức mạnh của FAB-500 là một con quái vật thực sự giống như 3M-14 Kalibr, dài hơn 6 mét và nặng khoảng hai tấn. Quá tốn kém để trở nên "thông minh" và không phải mọi máy bay đều có thể mang theo Kalibr.

Nhưng tất cả các mẫu máy bay quân sự Liên Xô từ MiG-29 nhẹ nhất đến Tu-22M đều có thể mang theo FAB-500, và chúng không chỉ được mang theo dễ dàng trong khoang bom và dưới cánh mà còn được sử dụng thành công.

Chúng ta hãy nhớ về một ưu điểm rõ ràng khác của bom so với bất kỳ loại tên lửa nào từng được chế tạo. Đó là chúng rất khó bị theo dõi.

Bom không có động cơ phản lực, thứ tạo ra tín hiệu nhiệt, bom không có đầu dò chủ động - một radar nhỏ nhưng cũng "phát sáng" trước phòng không đối phương.

Một quả bom thường rơi từ trên trời xuống đất một cách ngu ngốc, nhưng lại không thể tránh khỏi và thực sự không thể chống lại nó bằng bất cứ thứ gì trong các hệ thống phòng không hiện đại.

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi ngay đầu thế kỷ 21, nhiều quốc gia đã bắt đầu nghĩ đến việc hiện đại hóa những loại vũ khí có tuổi đời hàng thế kỷ này.

Đương nhiên Mỹ là nước đầu tiên trong việc tạo ra các bom thông minh JDAM từ các bom không điều khiển Mk-82, Mk-83, Mk-84... đem lại cho những trái bom của thế kỷ 20 đặc tính của vũ khí chính xác.

Thứ già như trái cà đó lỡ hẹn 2 ngày rồi - Chuyên gia Nga hé lộ lý do lính Ukraine thở phào - Ảnh 4.

Câu trả lời của người Nga được bắt đầu vào những năm 2000, Xí nghiệp Nghiên cứu và Sản xuất Nhà nước Basalt đã phát triển một bộ kit "thông minh" cho bom không điều khiển.

Không có gì bí mật khi các kỹ sư Nga đã xem xét rất kỹ thành quả của người Mỹ vì kết quả nghiên cứu cho thấy họ đã cho ra đời những sản phẩm tương tự nhưng đơn giản hơn và có thể rẻ hơn.

Nhìn chung người Nga đã thành công trong việc "thổi sức sống" vào FAB-500 cũng như những "anh em" của nó. Quan trọng hơn, máy bay có ​​thể ném những quả bom này từ những khu vực an toàn chứ không phải xâm nhập vào "bong bóng" phòng không của đối phương.

Ngoài vấn đề ném bom xa hơn và chính xác hơn, các bộ kit này còn gì thú vị? Câu trả lời là có, bởi vì lượng thuốc nổ trong thiết kế của bom chiếm 70% tổng trọng lượng - của tên lửa chỉ là 20% - nên đây rõ ràng là phương án rẻ hơn để sở hữu loại vũ khí có sức tàn phá cao hơn.

Thực ra bộ kit này của người Nga đơn giản tới mức không ngờ, nó chỉ bao gồm các cánh có thể mở ra khi rơi và hệ thống điều chỉnh độ lệch gió.

Đây là một hệ thống cơ khí không bao gồm các thiết bị điện tử có thể được các kỹ thuật viên bình thường gắn vào quả bom tại sân bay - điều mà người Mỹ không thể làm được do độ phức tạp của bộ kit JDAM.

Thứ già như trái cà đó lỡ hẹn 2 ngày rồi - Chuyên gia Nga hé lộ lý do lính Ukraine thở phào - Ảnh 5.

Bom Nga không chính xác bằng bom Mỹ?

Điều đáng nhấn mạnh ở đây là đã có bao nhiêu bom FAB-500 được Liên Xô sản xuất và lưu kho từ những năm 1950 của thế kỷ trước? Và bao nhiêu nữa có thể được bổ sung vào đó vì một nhà máy ở Urals đã thành thạo trong việc sản xuất bom tự động trên băng chuyền.

Tức là Nga có rất nhiều bom. Và sự kết hợp giữa một quả bom đơn giản, có sức sát thương cao và một bộ kit rẻ tiền này có vẻ rất hiệu quả.

Đúng, các đồng minh của Ukraine có thể cung cấp các phiên bản hiện đại nhất của bom JDAM, nhưng vấn đề ở đây là ở số lượng.

Bom JDAM có thể chính xác hơn, nhưng việc 1 mục tiêu hứng trọn 100 quả FAB-500 thì kết quả vẫn sẽ tương đương.

Vòng tròn tản mát (CEP) được ghi nhận là 10 mét cũng không quá quan trọng, ngay cả khi CEP là 20 hoặc thậm chí là 25 mét, sóng xung kích và các phân mảnh vẫn làm được công việc của chúng.

Có thể nói FAB-500 đã một lần nữa thể hiện được mình trong chiến đấu, bù đắp cho những vấn đề của pháo binh Nga, thứ đang bắt đầu được nói đến ngày càng nhiều hơn.

Và ít nhất thì những người lính Ukraine cũng đã phải thừa nhận rằng Không quân Vũ trụ Nga (VKS) đang sở hữu một công cụ rất hiệu quả trong việc gây ảnh hưởng tâm lý.

Thứ già như trái cà đó lỡ hẹn 2 ngày rồi - Chuyên gia Nga hé lộ lý do lính Ukraine thở phào - Ảnh 7.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại