Hỏi nhanh: Bạn có tin trên đời này tồn tại việc người chồng sẵn sàng đem vợ đi "cho mượn" để nhận tiền hay không? Nghe tưởng vô lý mà lại có thật đấy!
Khế ước “mượn vợ” dưới thời nhà Thanh (Ảnh tư liệu lịch sử. Nguồn: Kknews)
Đáp gọn: Đó là chuyện có thật trong một bộ phận dân cư thời nhà Thanh, Trung Quốc. Ảnh bên trên là một bản gọi là khế ước "mượn vợ" được phát hiện ra.
Theo đó, thủ tục “mượn vợ” đó được miêu tả sơ bộ như sau: Qua mai mối, một người đàn ông muốn “mượn vợ” sau khi tìm được người ưng ý, sẽ tiến hành thỏa thuận với... bên "cho mượn", bên "cho mượn" sẽ ra giá, nếu "bên mượn" đồng ý sẽ tiến hành ký khế ước.
Khế ước "mượn vợ" có ghi thời gian mượn, giá thuê, và điều rất quan trọng nhất là người vợ được đem đi "cho mượn" phải thực hiện được khả năng nối dõi tông đường cho người mượn.
Qua tìm hiểu của một số nhà nghiên cứu thì hình thức "mượn vợ" này thật ra là để những người đàn ông vì quá nghèo không có đủ tiền tiến hành lễ cưới hoặc nạp thêm thê thiếp - trong khi nhu cầu "có con trai nối dõi" thì không thể không thực hiện được.
Giá của việc cho thuê vợ được xác định tùy theo thể trạng của từng người, thường được tính dựa vào độ tuổi, ngoại hình và thời gian sống với nhau.
Một khi giao ước kết thúc, thường từ 3 đến 5 năm, người phụ nữ sẽ bị trả về và không được thấy con của mình.
Việc “mượn vợ” thật ra là vi phạm cả nhân tình và nhân tính, vì vậy, triều đình nhà Thanh khi phát hiện đã ban hành luật cấm "cho thuê" vợ. Song luật pháp thời này vẫn chưa triệt để, việc xử phạt chỉ diễn ra khi tìm thấy khế ước "mượn vợ", nếu không có "bằng chứng" thì coi như khe hở luật pháp, sự việc được nhà nước bỏ qua.
Hủ tục này vẫn phổ biến vào thời nhà Thanh và chỉ bị cấm hoàn toàn khi triều đại phong kiến này sụp đổ.
Bài viết tham khảo từ Sohu