Bộ Quốc phòng Nga lên tiếng
Nga sẽ tăng cường hệ thống phòng không của Quân đội Syria. Thông tin này được đại diện Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov đưa ra hôm thứ 6, ngày 7/4.
"Để bảo vệ những công trình hạ tầng nhạy cảm nhất của Syria, trong thời gian tới sẽ tiến hành triển khai tổng thể các biện pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hệ thống phòng không của Quân đội Syria", tướng Konashenkov chia sẻ tại cuộc họp báo diễn ra tại Moscow.
Cần phải nêu rõ rằng, theo thông tin của các phương tiện giám sát không gian của Nga, chỉ 23 trong số 59 quả tên lửa được phóng lên từ các khu trục hạm Hải quân Mỹ đã bay tới căn cứ không quân Shayrat của Syria.
"Vị trí rơi của 36 quả tên lửa hành trình còn lại vẫn chưa được xác định", ông Konashekov nêu rõ. Theo lời của ông, kết quả này cho thấy hiệu quả chiến đấu "vô cùng thấp" của cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ.
Thực tế, khi Nga thực hiện cuộc tấn công bằng các tên lửa hành trình từ biển Caspi nhằm vào các cứ điểm của IS tại Syria hồi tháng 10/2015, kết quả đạt được ấn tượng hơn nhiều.
Theo như Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu từng tuyên bố khi đó, 4 tàu chiến mang tên lửa đã phóng 26 tên lửa hành trình Kalibr nhằm vào 11 mục tiêu. Theo thông tin giám sát, tất cả các mục tiêu đều bị tiêu diệt, không có một công trình dân sự nào bị hư hại.
Cuộc tấn công căn cứ không quân Shairat trở thành hành động phô diễn sức mạnh từ phía chính quyền Mỹ.
Căn cứ không quân Shayrat bị thiệt hại nghiêm trong sau đợt tập kích của tên lửa hành trình Tomahawk.
Tuy nhiên, 23 quả tên lửa của Mỹ chỉ đủ để phá hủy kho đạn dược, tòa nhà huấn luyện, nhà ăn và 6 chiếc máy bay MiG-23 đang được tu sửa cùng với một trạm radar tại căn cứ không quân Shayrat.
Theo ý kiến của Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ đã được chuẩn bị rất lâu. "Để chuẩn bị cho cuộc tấn công này, cần phải thực hiện rất nhiều các công tác về do thám, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nhiệm vụ bay và đưa các tên lửa vào tình trạng sẵn sàng phóng", ông Igor Konashenkov nhấn mạnh.
Ý kiến của chuyên gia
Giảng viên Đại học Quân sự Bộ Quốc phòng Nga - Đại tá Không quân về hưu Vladimir Karyagin khi trả lời phỏng vấn báo chí đã cho biết:
- Hệ thống phòng thủ chống tên lửa sẽ được tăng cường hiệu quả tới mức nào? Điều đó có nghĩa là Syria sắp tới sẽ phải chịu hàng loạt các vụ tấn công quy mô lớn bằng tên lửa "Tomahawk" hay không?
- Để xây dựng hệ thống phòng thủ có thể đứng vững và đánh bại mọi cuộc tấn công từ trên không thì việc sử dụng các tổ hợp phòng không tầm xa S-300 và S-400 là chưa đủ. Cần phải hiểu như thế này: Đúng là những tổ hợp này đã được chuyển tới Syria.
Máy bay chiến đấu của Không quân Syria bị phá hủy bởi tên lửa Tomahawk Mỹ.
Bằng cách này, chúng ta chứng tỏ - trước tiên với Thổ Nhĩ Kỳ, rằng Nga có thể áp dụng trên lãnh thổ Syria khu vực cấm bay, và từ đó lực lượng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cần phải hành động hết sức cẩn trọng.
Tất cả đều hoạt động tốt, nhưng để thực sự bảo vệ các căn cứ trước những cuộc tấn công từ trên không, dù đó là căn cứ quân sự hay dân sự, cần những phương tiện hoàn toàn khác. Những phương tiện như hệ thống phòng không tầm trung "Buk", tầm ngắn "Tor", và thậm chí cả các tổ hợp tên lửa vác vai như "Verba" và "Igla".
Thêm vào đó, tôi cho rằng, cần phải ưu tiên trang bị cho các căn cứ không quân Syria và các doanh trại những tổ hợp pháo-tên lửa phòng không "Pantsir-S1" (theo phân khúc của NATO – SA-22 Greyhound).
Tổ hợp này trong vài giây có thể phát hiện và tiêu diệt mọi máy bay, trực thăng, bom lượn, tên lửa đối đất có điều khiển hoặc tên lửa đạn đạo của địch.
Ngoài ra, Pantsir-S1 có thể thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất – điều biến nó trở thành tổ hợp thực sự toàn diện. Tổ hợp này trang bị pháo và tên lửa phòng không, không có loại vũ khí tương tự trên thế giới.
Nếu như người Syria sở hữu nhiểu tổ hợp Pantsir-S1 thì hành động tấn công bằng tên lửa hành trình của Mỹ nhằm vào căn cứ không quân Shairat đã không xảy ra.
Tóm lại, bài học quan trọng từ Shayrat chính là việc các phương tiện phòng không tại các cứ điểm quân sự ở Syria phải nhiều hơn. Nếu không, trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công, các tính năng kỹ thuật của những tổ hợp phòng không sẽ không xử lý được tất cả các mục tiêu.
Tên lửa phòng không tấm xa S-400 của Nga ở Syria được bảo vệ bởi các tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1.
- Tướng Konashenkov khẳng định rằng trong số 59 quả "Tomahawk" chỉ có 23 quả bay tới căn cứ không quân ở Syria, và điều này cho thấy mức độ vô cùng kém hiệu quả của cuộc tấn công. Điều gì lý giải cho kết quả thấp đó?
- Cá nhân tôi không tin vào những con số này. Tôi cho rằng không thể như vậy. Ai là người đếm các quả tên lửa này tại Syria? Chúng ta cần phải cử tới Shayrat một tiểu ban, tự đánh giá kết quả trúng đích, đếm những quả tên lửa không trúng đích.
Trên thực tế, cả "Kalibr" của Nga và "Tomahawk" của Mỹ đều hiệu quả. Chúng ta, theo tôi, cần phải bố trí hệ thống phòng không dày đặc tại các cứ điểm của Syria. Khi đó sẽ không cần phải kể lể rằng chỉ có một nửa số tên lửa hành trình của Mỹ có khả năng tiếp cận mục tiêu – các phương tiện phòng không đảm bảo sẽ bắn hạ số một nửa này.
- Khi Bộ Quốc phòng Nga để cập tới sự cần thiết phải tăng cường hệ thống phòng không của Quân đội Syria, giới quân sự căn cứ vào việc người Mỹ từ giờ sẽ áp dụng nhiều hơn các cuộc tấn công quy mô bằng tên lửa hành trình?
- Tôi cho rằng đây là mục tiêu duy nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bằng cuộc tấn công này ông ta muốn tăng cường vị thế của mình trong mắt giới chính trị Mỹ: chứng tỏ rằng mình là người quyết liệt và không nhượng bộ với Moscow.
Nếu đúng thế, việc tăng cường hệ thống phòng không Syria có vẻ như không cần thiết. Nhưng bố trí dày đặc hệ thống phòng không xung quanh các công trình hạ tầng quan trọng không bao giờ thừa.
Tất nhiên không ai có thể ngờ rằng Mỹ có khả năng tiến hành cuộc tấn công quy mô bằng tên lửa – nếu không các biện cần thiết đã được áp dụng.
- Dự báo của ông: Diễn biến tình hình tại Syria sẽ ra sao?
- Tất cả, cuối cùng cũng phụ thuộc vào sự cương quyết của các bên. Nếu trong lần tới những hành động tương tự của Mỹ vấp phải sự phản kháng, thì theo tôi đó sẽ là yếu tố kiềm chế chống lại sự leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề Syria.