Thời điểm "chân ướt chân ráo" mới bước chân vào môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bạn. Hãy tưởng tượng sẽ thế nào nếu bạn tốt nghiệp trong bối cảnh suy thoái kéo dài? Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã qua hơn một thập kỷ, nhưng thế hệ Millennials ở Mỹ vẫn lo ngại rằng họ không thể mua nhà và làm sổ tiết kiệm hưu trí.
Mối trăn trở thế hệ này cũng đang diễn ra tại Trung Quốc. Theo đó, Gen-Z, những người sinh từ năm 1997 đến năm 2002, đang lo lắng rằng cơ hội ngàn vàng của họ sẽ tuột khỏi tầm tay.
Kỷ lục 10,8 triệu sinh viên tốt nghiệp tốt nghiệp từ các trường đại học Trung Quốc trong mùa hè này sẽ tham gia vào một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong nhiều thập kỷ. Vào tháng Ba, tỷ lệ thất nghiệp của thế hệ trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 là 16% và được dự kiến có thể trầm trọng hơn. Thực tế, các trung tâm thương mại như Thượng Hải đóng cửa để phòng chống Covid-19 đã gây gián đoạn cho mùa phỏng vấn và tuyển dụng việc làm.
Thế hệ trẻ vật lộn để tìm việc làm khi Trung Quốc tăng cường đẩy mạnh Zero-Covid, cùng các cuộc đàn áp công nghệ lớn
Nỗi trăn trở dâng cao
Giới trẻ Trung Quốc đang vật lộn để tìm việc làm trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng gấp đôi. Thêm vào đó là những đợt thay đổi quy định đối với lĩnh vực công nghệ trong nước.
Ngay cả khi nền kinh tế mở cửa trở lại, những sinh viên mới ra trường này vẫn phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng cơ cấu trên thị trường lao động. Mặc dù Trung Quốc đã tạo thêm nhiều việc làm khiến lượng xuất khẩu đạt kỷ lục trong thời kỳ đại dịch, song những người trẻ tuổi không sẵn sàng hoặc không được đào tạo để vận hành chúng. Sau kỹ thuật, các chuyên ngành phổ biến nhất bao gồm quản lý, nghệ thuật và văn học. Đây cũng là những ngày ít bị ảnh hưởng nhất trong nền kinh tế ưu tiên các chính sách công nghiệp và mở cửa lại nhà máy.
Các chuyên ngành phổ biến nhất tại các trường đại học Trung Quốc
Nếu đặt lên bàn cân giữa các thế hệ trước như Gen-X, có thể thấy thế hệ Millennials sinh ra sau Cách mạng Văn hóa sẽ dễ dàng hơn trong việc leo lên nấc thang danh vọng, hưởng lợi từ việc nền kinh tế Trung Quốc ngày càng mở rộng. Trước đây hai thập kỷ, sinh viên tốt nghiệp đại học rất hiếm và họ ít được trả lương cao dựa trên bằng cấp. Sau đó, việc Trung Quốc thắt chặt thị trường lao động và cải cách nhà ở vào năm 1998 đã tạo động lực cho người dân sở hữu nhà riêng và thúc đẩy sự bùng nổ bất động sản kéo dài đến ngày nay.
Mức độ cạnh tranh của Gen-Z cao hơn với nhiều người cùng thế hệ, trong khi giá nhà không có dấu hiệu giảm nhiệt ở các thành phố
"Nằm thẳng cẳng" là một từ chỉ thái độ của giới trẻ khi từ chối tham gia vào thị trường lao động. Cụm từ này đã trở nên phổ biến đến mức khiến Chủ tịch Tập Cận Bình phải đau đầu vào năm ngoái. Nhưng cũng không thể đổ lỗi cho họ. Với chính sách khóa cửa do Covid-19 và suy thoái kinh tế, Gen-Z là thế hệ "ảm đạm" nhất ở Trung Quốc hiện đại.
Tham khảo Bloomberg