Theo dõi Nga-Mỹ chỉ huy chiến dịch ở Aleppo và Mosul: Mỹ nên mua pháo phản lực TOS-1A Nga!

Lê Ngọc Thống - Chuyên gia quân sự |

Người Nga đã có một lời khuyên rất khôi hài và sâu xa "Đã đến lúc Mỹ - Iraq nên mua pháo phản lực phóng loạt nhiệt áp TOS-1A của Nga để sử dụng".

Có thể nói, khi chiến dịch đã đến giai đoạn cuối thì sự khó khăn, khốc liệt càng tăng cao mà bất cứ người chỉ huy chiến dịch nào thiếu quyết đoán, chần chừ do dự là cơ hội bị mất, chiến thắng sẽ vuột khỏi tầm tay.

Chiến dịch giải phóng Aleppo hay Mosul cũng gặp phải 2 khó khăn.

Khó khăn thứ nhất là lực lượng mặt đất của Nga-Syria và Mỹ-Iraq phải tác chiến trong điều kiện thành phố do đó rất khó để phát huy cơ giới.

Khó khăn thứ hai có tính trở ngại nhất chính là thành phố đang có nhiều dân thường và quân khủng bố dùng họ làm "lá chắn sống" khiến bên tấn công không thể sử dụng hỏa lực mạnh.

Tại Aleppo, chiến dịch Nga-Syria tiến hành trước Mosul và đã xuất hiện tình thế có thể kết thúc bằng sức mạnh quân sự nhưng phải dừng, khi Nga đơn phương ngừng không kích để tạo ra các hành lang nhân đạo, kêu gọi dân thường rút khỏi thành phố.

Tuy nhiên, ý đồ ngừng không kích (ngừng bắn nhân đạo) của Nga-Syria không thành công khi phiến quân cố thủ không cho một người dân nào rời khỏi thành phố.

Nhưng điều rất đáng nói, đáng quan tâm ở đây là để hỗ trợ cho chiến thuật của phiến quân tại đây, Mỹ - phương Tây đã mở một chiến dịch rầm rộ không kém, cũng là để buộc Không quân - Vũ trụ Nga (VKS) chùng tay, cứu nguy cho phiến quân đang bị bao vây cố thủ trong đó trong khi vẫn cáo buộc Nga-Syria tội ác chiến tranh…

Chúng ta tạm thời chưa bình luận về miếng đòn này để chuyển sang chiến dịch Mosul do Mỹ chỉ huy tại Iraq.

Theo dõi Nga-Mỹ chỉ huy chiến dịch ở Aleppo và Mosul: Mỹ nên mua pháo phản lực TOS-1A Nga! - Ảnh 1.

Quân đội Iraq áp sát Mosul.

Nga-Iran sửa lỗi kế hoạch tác chiến của Mỹ!

Báo chí nước ngoài đã mô tả đây là một chiến dịch được chuẩn bị gần một năm và được triển khai tại thời điểm được coi như là một di sản chiến thắng IS trước khi Tổng thống Mỹ Obama rời Nhà Trắng.

Với ý nghĩa như vậy thì đương nhiên chiến dịch phải thắng, còn thắng như thế nào là tùy thuộc vào ý đồ tác chiến của Mỹ và liên minh, đặc biệt là lực lượng mặt đất mang tính quyết định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào… IS.

Điều ngạc nhiên là Mỹ và liên minh mở chiến dịch giải phóng Mosul nhưng hiện giờ thì các bên, phe phái trong liên minh đang cài thế và đánh nhau với IS ngoài khu vực Mosul mà không muốn xâm nhập vào thành phố này. Do đó Mosul do Quân đội Iraq với Không quân Mỹ đảm nhiệm.

Lực lượng Shiite Iraq (thân Iran) và lữ đoàn Bader khét tiếng do Qassem Soliemani - một vị tướng Iran chỉ huy, đã tiến về giải phóng Tal Afar cách phía Tây Mosul 55 km. Chiếm được Tal Afar là cắt đường lui và tiếp tế của IS với Syria.

Báo chí Israel cho rằng đây là một sai lầm của các chỉ huy liên quân khi không tấn công chiếm Tal Afar ngay từ đầu, để cắt đứt mọi liên hệ của IS với Syria. Nhưng đây là sai lầm hay cố ý của của các sỹ quan tham mưu Mỹ khi vạch ra kế hoạch tác chiến?

Nếu như ý đồ tác chiến là đánh đuổi IS để giải phóng Mosul thì thả Tal Afar đâu có sai, đó là dành cho IS con đường tháo chạy. Tuy nhiên, ý đồ tác chiến này của Mỹ lại gây hại cho Syria khi hàng chục ngàn tên IS có thể chạy vào Syria gây loạn… khiến Nga-Iran phải ngăn chặn.

Nếu ý đồ tác chiến là bao vây, tiêu diệt để giải phóng Mosul thì đây là lỗi lớn trong vạch kế hoạch tác chiến của chỉ huy Mỹ. Nhưng với trình độ tham mưu tác chiến dày dạn kinh nghiệm của các sỹ quan Mỹ thì không bao giờ có chuyện sai lầm cơ bản này. Ý đồ tác chiến của Mỹ không như vậy.

Mỹ và Iraq hoan nghênh chiến thắng này vì góp công bao vây IS tại Mosul, dù rằng Mỹ thừa biết, kế hoạch tác chiến đánh chiếm Tal Afar này không được phối hợp với chỉ huy chiến dịch Mỹ-Iraq, nhưng được vạch ra và phối hợp tại trung tâm chỉ huy quân sự Nga tại Latakia-Syria.

Vậy là Nga, Iran đã "sửa sai" cho Mỹ về một lỗi lớn trong kế hoạch tác chiến nhưng cũng qua đó, bảo vệ được mình nếu không IS sẽ tràn về, Syria phải khó khăn hơn khi phải đối đầu thêm hàng ngàn thánh chiến.

Theo dõi Nga-Mỹ chỉ huy chiến dịch ở Aleppo và Mosul: Mỹ nên mua pháo phản lực TOS-1A Nga! - Ảnh 2.

Khói bốc lên từ làng Tercille gần Mosul sau khi một xe bom của IS phát nổ.

Có cần mua TOS-1A không?

Hiện nay theo báo chí Israel, chiến dịch giải phóng Mosul của Mỹ và liên quân gặp 2 trở ngại lớn.

Một là lực lượng mặt đất tham gia chỉ còn quân của chính phủ Iraq , nhưng thực tế không tiến được bao xa khi phập phồng lo sợ bị IS tập kích phía sau. Họ đã cảnh báo Baghdad rằng họ không thể tiến xa hơn nếu không có tiếp viện…

Hai là IS đã bắt hàng chục ngàn người dân làm "lá chắn sống", sẵn sàng sử dụng vũ khí hóa học nếu lực lượng liên minh tiến sâu vào Mosul.

Có thể nói Mỹ đã không nắm được quyền chủ động điều hành toàn bộ chiến dịch, chỉ nắm được kế hoạch không kích và chủ động thực hiện. Trong khi đó lực lượng mặt đất, lực lượng quyết định giải quyết chiến trường, thì không chỉ huy được. Họ đánh đâu, đánh ai là quyền của họ, Mỹ chịu.

Tờ Defka File của Israel bình luận không sai, rằng: "Điều trớ trêu là trong chiến dịch Mosul, Mỹ trang bị vũ khí hiện đại cho quân đội Iraq và gián tiếp cho các lực lượng dân quân Shiite với xe tăng M1 Abrams, pháo hạng nặng và nhiều loại xe thiết giáp…

Tất cả điều này như là "phần cứng" có giá trị, nhưng "phần mềm" thì theo những lệnh khác nhau từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran…"

Tình thế đã đặt Mỹ vào thế lựa chọn vô cùng khó khăn. IS đã bị bao vây khi nó đã bị Nga-Iran bịt mất đường rút về Syria, vậy thì muốn giải phóng Mosul thì phải tiêu diệt nó, nhưng tiêu diệt bằng cái gì, cách nào?

Người Nga đã có một lời khuyên rất khôi hài và sâu xa "Đã đến lúc Mỹ-Iraq nên mua pháo phản lực phóng loạt nhiệt áp TOS-1A của Nga để sử dụng".

Tất nhiên, Mỹ không cần TOS vẫn thừa sức để biến Mosul thành bình địa. Theo Sputnik, khi VKS Nga ngừng không kích trên Aleppo thì Mỹ tiến hành 9 cuộc không kích trong đó có 2 cuộc bằng B-52N. Mà bằng B-52 thì là rải thảm, mà rải thảm thì chẳng ai còn sống sót, kém gì TOS-1A.

Theo dõi Nga-Mỹ chỉ huy chiến dịch ở Aleppo và Mosul: Mỹ nên mua pháo phản lực TOS-1A Nga! - Ảnh 3.

Các giàn pháo phản lực TOS-1A đồng loạt khai hỏa trong một cuộc tập trận.

Có vẻ Mỹ đã lựa chọn, quyết ra tay để giành chiến thắng

Đến đây, chúng ta trở lại với cái gọi là "tội ác chiến tranh của Nga" ở trên. Vậy, ngoài ra ai là tội ác chiến tranh phải đưa ra "tòa án hình sự quốc tế" đây? Lưu ý là Nga còn ngừng không kích để tạo các hành lang nhân đạo tại Aleppo nhưng tại Mosul thì Mỹ chưa làm thế nhé.

Xem ra Tổng thống Nga Putin đã bác bỏ đề xuất của Bộ Tham mưu Nga muốn tăng cường không kích để dứt điểm Aleppo vì cho rằng "chưa đúng thời điểm"… chính là sử dụng chiến thuật "gậy ông đập lưng ông".

Không sử dụng không quân, vũ khí hạng nặng thì không thắng mà muốn thắng thì Mỹ phải dập tắt mấy cái loa phương Tây to mồm về nào là "tội ác chiến tranh" nào là "Tòa hình sự quốc tế"… Nga đang chờ…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại