Các chuyến bay hiện giờ an toàn hơn nhiều so với thời của anh em nhà Wright. Máy bay luôn là loại phương tiện được áp dụng những công nghệ mới nhất để đảm báo sự an toàn cho mỗi chuyến bay. Đương nhiên, phi công cũng sẽ những người được lựa chọn, đào tạo cẩn thận bởi họ nắm trong tay sinh mạng của hàng trăm con người.
Dù vậy, hàng năm vẫn có nhiều vụ tai nạn hàng không đang tiếc, mà nguyên nhân lại rất khác nhau. Vậy, nếu là phi công, ngồi trong buồng lái thì bạn sẽ có cảm giác lo sợ khi gặp phải điều gì?
1. Cháy nổ do pin
Pin lithium-ion là loại pin có năng lượng cao, tương đối bền, chỉ có yếu điểm là dễ cháy nổ. Từ đầu năm 1990, có ít nhất 70 vụ việc liên quan tới chúng. Đầu năm 1999, một lô hàng có 120.000 viên pin đã bốc cháy trong quá trình dỡ hàng xuống từ máy bay. May mắn là chúng không gặp sự cố khi đang trên trời.
Đến năm 2001, một máy bay chở hàng của hãng UPS đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Philadenphia do 1 vụ cháy pin lithium-ion gây ra.
Thực tế, nếu pin từ những thiết bị điện tử của hành khách phát nổ thì sẽ dễ xử lý, dập tắt đám cháy hơn nhiều so với việc chúng xảy ra ở khoang cất giữ hàng hóa phía bên dưới sàn. Do đó, những vụ cháy nổ do pin điện thoại luôn là điều các phi công không hề muốn nghe khi đang ở trong khoang lái.
2. Chim
Có lẽ mọi người sẽ quen thuộc với lý do này hơn, chim là nguyên nhân phổ biến cho các vụ va chạm trên không và khi cất - hạ cánh. Các vụ chim đâm vào máy bay là điều xảy ra khá thường xuyên đối với tất cả các hãng hàng không, kể từ năm 1988 tới nay, có hơn 200 người chết trong tai nạn máy bay có nguyên nhân liên quan tới chúng.
Đầu tiên, nếu những con chim đó đâm và bị hút vào động cơ sẽ gây tổn thất nghiêm trọng và có thể làm ảnh hưởng tới cả các bộ phận máy móc khác.
Tiếp đến, những vụ va chạm trên không với chim thường để lại những vết móp lớn hay đôi khi là thủng cả vỏ máy bay. Lý do chính là ở tốc độ của chúng. Theo tính toán, 1 con chim bồ câu nặng 1kg nếu va chạm với chiếc Boeing 747 (với tốc độ mặc định là 92m/s) thì máy bay sẽ phải chịu 1 lực hấp thụ lên tới 84.640 Newton, tương đương với 8.464kg.
Chính vì vậy những con chim thực sự trở thành nỗi ám ảnh thực sự đối với những người cầm lái máy bay.
3. Mưa đá
Tương tự như đối với những chú chim, mưa đá cũng gây tổn hại nghiêm trọng đối với máy bay, khiến các phi công rất khó xử lý trong điều kiện như vậy. Vào giữa năm 2015, 400 hành khách trên chuyến bay của hãng Delta Airlines từ Mỹ tới Seoul đã có những phút giây kinh hoàng khi họ gặp phải 1 trận mưa đá trên hành trình.
Rất may là không có thương vong, thiệt hại về người nào, nhưng máy bay bị hư hại khá nghiêm trọng. Mũi máy bay bị lõm 1 lỗ rất lớn, các bộ phận khác như cánh, đuôi, động cơ cũng không thoát khỏi số phận đó.
Trong 1 trường hợp khác, trên hành trình từ Boston đi Salt Lake, chuyến bay Delta Flight 1889 cũng phải đối mặt với 1 cơn mưa đá lớn. Thiệt hại của nó còn nặng nề hơn chuyến bay phía trên rất nhiều.
Theo đại diện hãng, ngoài việc mũi máy bay bị vỡ, hỏng nặng thì kính chắn gió của buồng lái bị nứt, radar thời tiết và bộ phận điều hướng hư hại nặng (các bạn có thể xem cụ thể ở hình trên).
CÒN TIẾP...