Thế trận Syria tiếp tục vào cuộc: Nga-Thổ "đảo chiều" đồng thuận sau sự từ bỏ của Mỹ

Hồng Nhung |

Sau tuyên bố của Mỹ về việc rút khỏi Syria gây nhiều tranh cãi, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đi vào các đàm phán mới nhằm mở ra hướng đi mới trong nỗ lực giải quyết các vấn đề Syria.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy hợp tác

Nhiều tuần sau khi Tổng thống Trump thông báo sẽ rút quân khỏi Syria, các nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng ngồi xuống đưa ra các kế hoạch chung cho khu vực này mà không có sự tham gia của Mỹ.

"Sự hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là nền tảng cho hòa bình và ổn định Syria. Cùng với những người bạn của chúng tôi, chúng tôi muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nói trong suốt cuộc họp báo chung sau cuộc gặp kéo dài 3 giờ với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 23/1.

Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Erdogan đã gọi nhau là những người bạn thân trong suốt cuộc họp báo và nhấn mạnh tinh thần đoàn kết giữa hai nước.

Điều này không rõ về những gì hợp tác giữa hai bên từ khi Nga hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Tuy nhiên, cả hai nhà lãnh đạo đã cho thấy rằng họ cùng thảo luận về việc hợp tác giữa hai nước trên thực địa và cùng tìm hướng giải quyết cho số phận của Idlib – khu vực đang được kiểm soát bởi lực lượng al-Qaeda.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ lo lắng cho Mỹ về việc rời khỏi Syria. Vì vậy, điều này có thể dẫn đến các nỗ lực hỗ trợ trên thực địa. Các chuyên gia cho biết rằng, mặc dù các vị trí khác biệt nhưng cả hai nước nhận ra cần thiết phải hợp tác duy trì ổn định.

"Có nhiều nghi ngờ mà các siêu cường khu vực đang đối mặt cùng với việc Mỹ quyết định rút khỏi Syria, đặc biệt khi điều này bỏ lại một khoảng trống quyền lực còn lại của 1/3 đất nước, trong đó có lực lượng người Kurd", ông Harrison Akins, chuyên gia an ninh Trung Đông tại trung tâm Howard Baker nói trên Newsweek.

Khoảng trống quyền lực không thể tránh khỏi sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh cho nhiều nguồn lực trong khu vực và có thể chuyển thành bạo lực.

Mặc dù Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên xảy ra các lợi ích xung đột trong khu vực nhưng sự lãnh đạo của cả hai nước được nhìn thấy sẽ thúc đẩy chiến lược mới trong đó nhấn mạnh rằng, xung đột và mất ổn định sẽ ảnh hưởng lớn đến các lợi ích chiến lược cả hai nước", ông Akins nói thêm.

Khoảng trống còn lại tại Syria và vấn đề của lực lượng người Kurd?

Số phận của người Kurd liên tục trở thành điểm xung đột giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ - hai đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tổng thống Trump đã từng thông báo ý định của ông rút khỏi Syria sau cuộc điện đàm với Tổng thống Erdogan. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết nỗ lực hết mình trong cuộc chiến chống khủng bố IS,

Thông báo của Tổng thống Trump về việc Mỹ sẽ rời Syria cũng tạo nên nhiều tranh cãi tại Washington. Bộ trưởng Quốc phòng Jame Mattis và ông Brett McGurk – một quan chức Mỹ cấp cao trong nỗ lực đối phó với khủng bố IS đã đồng loạt từ chức.

Ông McGurk sau đó đã có bài phân tích trên Washington Post vạch ra nhiều lý do tại sao quyết định rời khỏi Syria là một lỗi lầm. Theo ông McGurk, Thổ Nhĩ Kỳ không thể hoạt động tại Syria mà không có sự hỗ trợ sát sườn của Mỹ.

Các quan chức Mỹ sau đó đã thông báo rằng, Mỹ sẽ không rời khỏi Syria trừ khi Thổ Nhĩ Kỳ cam kết không tấn công vào lực lượng người Kurd – lực lượng đã giúp Mỹ rất nhiều trong cuộc chiến chống khủng bố IS.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục xem lực lượng người Kurd giống như tổ chức khủng bố trong cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm kiếm độc lập hàng thập kỷ qua. Tổng thống Erdogan thậm chí còn lên tiếng chỉ trích quyết định của Mỹ về việc rút khỏi Syria.

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ sau đó gợi ý rằng họ sẽ mở cuộc tấn công vào lực lượng người Kurd cho dù Mỹ quyết định như thế nào.

Trong khi đó, với nỗ lực chuẩn bị cho Mỹ rút khỏi Syria, lực lượng người Kurd đã đến gần với chính quyền Tổng thống Assad nhằm tìm kiếm sự trợ giúp.

Vào ngày 23/1, Tổng thống Putin cho biết sẽ hỗ trợ cho đối thoại giữa chính quyền Tổng thống Assad và lực lượng người Kurd trong bối cảnh liên tục thách thức của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào đất nước này. Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran đang hợp tác phối hợp trong khuôn khổ tìm kiếm tiến trình hòa bình Astana cho Syria từ năm 2017.

Tuy nhiên, tiến trình này chỉ mang lại ít kết quả. Thêm vào đó, quyết định của Tổng thống Trump về việc rút quân khỏi Syria đang mở ra định hướng hợp tác mới trong nỗ lực giải quyết các vấn đề còn lại tại khu vực này.

"Cho dù chính quyền Mỹ có đi theo các tuyên bố của Tổng thống Trump thì một vài thứ vẫn còn nhiều nghi ngờ được đưa ra từ Nhà Trắng.

Các mâu thuẫn chính trị và xung đột vẫn tiếp diễn tại Syria sẽ hạn chế Nga tiếp cận các tài nguyên của đất nước này trong bối cảnh vẫn còn sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd", ông Akin nói trên Newsweek.

"Cùng với đó, cuộc gặp giữa Tổng thống Erdogan và Tổng thống Putin sẽ hướng tới việc tìm cách mang đến bình ổn cho khu vực. Cả hai nhà lãnh đạo đang cố gắng tạo ra các điều kiện mà họ có thể theo đuổi lợi ích, có lẽ sẽ thông qua việc tạo ra các vùng lợi ích và ảnh hưởng giữa hai siêu cường", ông Akin nói thêm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại