Trần Tiến Đại: Nghề “cò” cũng lắm công phu...

huongngan |

Những bí ẩn nơi hậu trường nghề “buôn nước bọt” kiếm lời của nhà môi giới cầu thủ tài hoa này.

Dù đã 2 mùa giải liên tiếp được đăng ký chức danh GĐĐH của đội bóng cố đô Hoa Lư, và mùa bóng tới vẫn tiếp tục đảm nhiệm công việc tương tự ở CLB XT Hà Tĩnh, ấy thế nhưng ông Trần Tiến Đại dường như không thoát nổi khỏi cái bóng của một “cò cầu thủ” .

Theo ông Trần Tiến Đại, nguồn hàng“dồi dào”nhất để cung cấp cho làng cầu quốc nội (cả V.League và giải hạng Nhất) chính là lục địa đen. Sự sung mãn về thể lực cộng với những đòi hỏi “chấp nhận được” về mặt lương bổng khiến quê hương của CAN (giải vô địch châu Phi) là điểm đến thường niên của ông cũng như nhiều đồng nghiệp khác:“Tôi đã đưa về Việt Nam rất nhiều cầu thủ. Con số cụ thể thì không nhớ rõ, nhưng tôi chắc chắn phải đến hàng trăm gương mặt với đủ mọi lứa tuổi, quốc tịch…”

Về phía cầu thủ, họ cũng cần một nhà môi giới vì biết rằng ở Việt Nam, tỉ lệ thất bại nếu tự tìm việc là khá cao. Khi đã vượt qua vòng “sơ loại”, ông Trần Tiến Đại sẽ đưa ra một mức giá sàn, nếu cầu thủ đồng ý, hai bên sẽ ký một hợp đồng “ghi nhớ”. Từ lúc này, cầu thủ xem như đã là người của“cò”Đại (đương nhiên là mức giá thỏa thuận không được tiết lộ). Thời điểm “chợ cầu thủ” trong nước mở cửa, ông Đại sẽ đưa “hàng” đến các CLB để những nhà tuyển trạch “xem giò xem cẳng”.

Nhà môi giới cầu thủ Trần Tiến Đại

Ngoài những yêu cầu tối thiểu khi“xách giỏ”ra“chợ cầu thủ”như quảng giao,“chịu chơi”, quan hệ rộng, sử dụng thành thạo ngoại ngữ… Trần Tiến Đại còn có một lợi thế hơn các“ông cò”khác là con mắt“nhà nghề”. Tấm bằng HLV chuyên nghiệp (mùa 2010, ông đã hơn một lần lên cầm quân lúc V.NB khủng hoảng băng ghế huấn luyện), cộng với thâm niên cả chục năm ăn, ngủ cùng V.League đã giúp Trần Tiến Đại“thăng tiến”vùn vụt trong nghề.“Hàng”qua tay vị“cò”này hầu hết đều không phải“tay mơ”và nhiều người thi đấu khá tốt ở V.League.“Nhiều người nói V.League khan hiếm cầu thủ nên chỉ cần mác ngoại quốc và “chạy thật khỏe” là sẽ được tuyển dụng nhưng không phải vậy! Sau 10 năm, V.League đã có sự tiến bộ rất đáng kể về chất nên không thể tuyển chọn cầu thủ một cách ồ ạt. Chỉ vài lần giới thiệu cầu thủ kém chất lượng với các đội bóng là sẽ mất uy tín ngay”, ông Đại tâm sự.

Timothy,“đấng cứu thế”của HP.HN mùa giải vừa qua và“công thần đệ nhất”Samson trong thành phần đội bóng CSĐT giành HCĐ V.League 2010 - là những“món hàng”đáng đồng tiền bát gạo mà nhà môi giới này từng giới thiệu với làng cầu quốc nội. So với chuyến“cầu hiền”ồn ào, tốn kém ngày nào của người Thể Công khi sang tận xứ Samba mà vẫn mang về hàng chất lượng kém và triết lý“mua đắt, chờ may”đang tồn tại ở không ít đội bóng hiện nay, xem ra“cò”Đại còn khôn chán. Chọn“hàng”của ông cũng có vẻ“kinh tế”hơn nhiều…

Thời điểm kết thúc mùa giải cũng như nghỉ thi đấu giữa các giai đoạn chính là lúc chợ cầu thủ hoạt động hết công suất. Trao đổi về chuyện đời, chuyện nghề với PV nhưng chuông điện thoại của ông Trần Tiến Đại liên tục reo - trong đó hầu hết đều là “đơn đặt hàng” của các HLV đang hành nghề tại V.League.

Vài mùa giải trở lại đây, khi giải đấu cao nhất quốc nội có sự đột biến về lương thưởng thì cũng là thời điểm các nhà môi giới “trăm hoa đua nở”. Đến thời điểm này, con số các nhà môi giới cầu thủ ở Việt Nam đã lên tới hàng chục người.

 
(Theo Báo Bóng Đá)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại