Những sự thật kinh sợ về một Diệp Vấn hoàn toàn khác

Nam Hải |

Đó không phải là 1 Diệp Vấn trượng nghĩa, tốt bụng như thường thấy trên phim ảnh.

Căn phòng đáng sợ

Căn nhà của danh sư Diệp Vấn tại Phật Sơn nằm cạnh Bảo Chi Lâm, hiệu thuốc nổi tiếng của bậc anh hùng cái thế Hoàng Phi Hồng.

Hiện nay, căn nhà là nhà tưởng niệm với đầy ắp những di vật và hình ảnh về vị trưởng môn Vịnh Xuân Quyền nổi tiếng cả trên đời thực và phim ảnh.

Tuy nhiên, chỉ ít người biết: Căn nhà này từng là nỗi kinh hoàng và khiếp sợ của người dân Phật Sơn non thế kỷ trước.

Trước đây, nơi Diệp Vấn ở và tập luyện này chính là căn phòng đặc biệt của Thẩm sát phòng vụ Nam Quảng Châu, nơi những người vào đây thì chỉ có đúng ba con đường rời khỏi nơi này: Ra pháp trường, đến bệnh viện và ra nghĩa địa.

Tác giả bài viết bên cạnh tượng Diệp Vấn đặt tại Phật Sơn.
Tác giả bài viết bên cạnh tượng Diệp Vấn đặt tại Phật Sơn.

Thẩm sát phòng vụ Quảng Châu là cơ quan giống như cảnh sát điều tra, có trách nhiệm xét hỏi các phạm nhân, lấy chứng cứ vụ án.

Trụ sở chính của cơ quan này đặt tại Quảng Châu, tuy nhiên với các vụ án chính trị thì những người có liên quan lại được chuyển về căn phòng đặc biệt tại Phật Sơn (cách Quảng Châu 50 km) để thẩm vấn.

Người chịu trách nhiệm “tra án” chính trị rất đặc biệt đó không ai khác chính là Diệp Vấn, trưởng thẩm sát phòng vụ.

Diệp Vấn sinh ngày 01/10/1893 tại Phật Sơn, Quảng Đông (Cách Quảng Châu 50 km) Năm 1940, ông tham gia tổ tình báo tại đây, thăng dần lên chức trưởng thẩm sát phòng vụ Quảng Châu khi chiến tranh chấm dứt.

Năm 1945, Diệp Vấn tiếp tục tham gia công tác cảnh sát tại địa phương, thăng dần lên chức đội trưởng cảnh sát Bộ tư lệnh Khu Nam Quảng Châu với hàm Thượng hiệu.

“Đến Phật Sơn mới biết mình sai”

Trước khi nổi tiếng với vai trò là một võ sư, Diệp Vấn vô cùng “khét tiếng” trong vai trò một cảnh sát hung thần.

Những năm Diệp Vấn làm trưởng thẩm sát phòng vụ, rồi đội trưởng cảnh sát Nam Quảng Châu thì ngoài việc giữ yên trật tự trị an, hai đơn vị trên còn là “bàn tay sắt” trong các vụ việc thanh trừng đảng phái.

Vì là người chỉ huy các đơn vị này nên Diệp Vấn khiến người dân Phật Sơn rất lo sợ.

Dân Trung Quốc có câu nói truyền đời nổi tiếng: “Đến Bắc Kinh mới biết mình bé – Toàn vua chúa, quan chức to ở đó. Đến Thượng Hải mới biết mình yếu – Ăn chơi khủng khiếp. Đến Quảng Châu mới biết mình nghèo – Nơi này rất giàu có”.

Tuy nhiên, dân Quảng Châu và Phật Sơn có thêm câu: “Đến Phật Sơn mới biết là mình sai” bởi bộ máy cảnh sát ở đây cực kỳ ghê gớm.

Diệp Vấn (phải) do Chung Tử Đơn hóa thân trên phim.
Diệp Vấn (phải) do Chung Tử Đơn hóa thân trên phim.

Cũng có một câu nói nổi tiếng nữa của Phật Sơn khi đối mặt với cảnh sát: “Nói một câu mắc một tội, nói hai câu mắc hai tội". Mà cái tên Diệp Vấn lúc ấy gắn liền với cảnh sát.

Chính vì điều này mà tên tuổi và trình độ võ công siêu phàm của Diệp Vấn được người dân Trung Hoa nhắc đến rất muộn.

Kể cả sau khi Diệp tiên sinh có công đào tạo nên huyền thoại Lý Tiểu Long thì tại Phật Sơn, ông vẫn chưa rửa hết được tiếng xấu năm xưa.

Tất nhiên, tất cả chỉ bởi Diệp Vấn luôn tâm niệm khi tham gia bất cứ việc gì cũng luôn thể hiện là người làm hết sức mình, tốt nhất có thể.

Vì vậy việc bị mang tiếng “tàn ác” khi làm công việc lãnh đạo cảnh sát trong thời điểm rối ren ấy, cũng không có gì là lạ.

Diệp Vấn cùng Hoàng Phi Hồng, Lương Tán là những người được đánh giá có công lớn trong việc biến Phật Sơn thành đất võ của Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại