Bí hiểm tuyệt học khiến võ lâm dậy sóng
Cửu âm chân kinh là tên gọi của một tuyệt kỹ võ công xuất hiện trong bộ truyện "Anh hùng xạ điêu" (Kim Dung), qua lời kể của Lão Ngoan đồng Chu Bá Thông cho Quách Tĩnh về lý do tại sao ông bị Hoàng Dược Sư giam giữ trên Đào Hoa đảo.
Theo đó, người viết nên bí kíp này là Hoàng Thường, người thời Bắc Tống.
Quách Tĩnh là nhân vật từng luyện Cửu âm chân kinh.
Sau khi Hoàng Thường qua đời, bí kíp lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm tranh đoạt và gây ra sự chém giết để giành lấy “báu vật” này.
Sau đó, có năm người võ công cao siêu nhất cùng đấu với nhau trên đỉnh Hoa Sơn để tranh giành Cửu âm chân kinh gồm Hoàng Dược Sư (Đông Tà), Âu Dương Phong (Tây Độc), Đoàn Trí Hưng (Nam Đế), Hồng Thất Công (Bắc Cái), và Vương Trùng Dương.
Sau này, Cửu âm chân kinh còn xuất hiện trong 2 tác phẩm khác của Kim Dung là "Thần điêu đại hiệp" và "Ỷ thiên đồ long ký" và đều tạo ra những ảnh hưởng lớn.
Một tài liệu có nói về Cửu âm chân kinh.
Cửu âm chân kinh không chỉ là huyền thoại
Theo sử sách Trung Hoa, Hoàng Thường là một nhân vật có thật. Ông sống vào khoảng 1043 – 1130 và là một viên quan cao cấp tỉnh Phúc Kiến.
Hoàng Thường là người ham thích đạo thuật và có học vấn uyên thâm hơn người, được vua Tống Huy Tông ủy thác phụ trách việc khắc in bộ Chính Hòa vạn thọ Đạo tạng trong 8 năm. Sau khi qua đời, ông được truy tặng hàm Thái phó.
Những quan niệm cho rằng Cửu âm chân kinh là có thật bắt nguồn từ một cuộc khảo cổ khu mộ Hoàng Thường.
Sau quá trình nghiên cứu, ông Dương Dược Hùng, Chủ nhiệm Văn phòng Điều tra - Tìm kiếm văn vật huyện Sùng Nhân - Giang Tây, người trực tiếp khảo sát khu mộ đã khẳng định bí kíp Cửu âm chân kinh là có thật và tác giả chính là Hoàng Thường.
Nhân vật Dương Quá cũng từng luyện Cửu âm chân kinh.
Nhà nghiên cứu này còn giải thích rằng, ở thời của Hoàng Thường, nước Tống bước vào các cuộc chiến tranh liên miên với quân Liêu và Kim. Thời cuộc loạn lạc khiến việc luyện tập võ nghệ là rất phổ biến.
Hoàng Thường vốn là Lễ bộ thượng thư với trình độ uyên thâm, lại có cơ hội tiếp xúc nhiều với các tướng lĩnh, nhân sĩ võ công cao cường. Vì thế, việc ông tập hợp các chiêu thức võ công tâm đắc để biên soạn thành bí kíp là điều hoàn toàn có cơ sở.
Theo một số tài liệu, bí kíp này có 364 chữ, sau đó bị người khác sửa thành hơn nghìn chữ, thêm vào "Cửu âm bạch cốt trảo" căn cứ vào Cửu âm chân kinh mà tạo ra.
Đến thời Nam Tống, từ bí kíp này Toàn chân giáo còn cho ra đời Cửu dương thần công (tức Tiên thiên chân khí).
Cửu dương thần công sau đó được sáng tạo thêm, xuất phát từ các môn Tử Hà Thần Công, Thái Thanh Cương Khí, Huyền Môn Cương Khí. Môn này thuộc loại thần công cương khí của nội công huyền môn.
Cũng giống như Dịch cân kinh, những Cửu âm chân kinh hay Cửu dương thần công đều không hề huyền ảo như trong tiểu thuyết hay phim ảnh miêu tả.
Nhưng nếu chăm chỉ tập luyện, người học võ sẽ có được cơ thể cường tráng, linh hoạt, tránh được nhiều bệnh tật, thậm chí ở mức độ cao có thể "đao thương bát nhập".
Sở dĩ Cửu âm chân kinh được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thật là bởi trong hệ thống 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm (Thất thập nhị huyền công), cũng có bí kíp giúp luyện được khả năng kim cương bất hoại, đao thương bất nhập.
Đó chính là tuyệt kỹ Kim chung tráo (hay Kim chung trạo), được xếp thứ 3 trong Thiếu Lâm tứ đại thần công.
Bí kíp này bao gồm 12 quan, tương truyền khi luyện hết cửa ải cuối cùng thì đao thương bất nhập, thủy hỏa bất cụ, bách độc bách xâm, trở thành thân kim cang bất hoại giống như truyền thuyết.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, giữa Cửu âm chân kinh và Kim chung tráo có thể có mối liên hệ nào đó. Tuy nhiên ngày nay, những tuyệt kỹ này đã bị thất truyền nên sức mạnh thực sự của nó lớn đến đâu vẫn còn là điều bí ẩn.
Xem Lý Liên Kiệt thi triển Cửu âm chân kinh trong phim