Sân Mỹ Đình sẽ lại được nhuộm đỏ, hệt như SEA Games 22 hay các trận đấu thuộc vòng bảng Asian Cup 2007… Cho đến thời điểm này, đó vẫn là những mốc son chói lọi của lịch sử nền bóng đá.
Đây là lần thứ 4 Việt Nam được trao quyền đăng cai vòng bảng AFF Cup. Và bên việc mừng thì ĐTVN cũng sẽ phải đối mặt với “cái dớp” đeo bám các chủ nhà ở ngày hội bóng đá khu vực.
Từ năm 1996 tới nay, đã gần 20 năm đã trôi qua, hầu hết các kỳ Tiger Cup hay sau nay gọi là AFF Cup, người ta rất ít khi được chứng kiến đội chủ nhà thi đấu thành công để rồi sau đó được vinh dự bước lên ngôi vị cao nhất của bóng đá khu vực. Trái lại, chỉ đều chứng kiến những giọt nước mắt cay đắng của các đội chủ nhà.
Chỉ có 2 lần đội chủ nhà được tận hưởng niềm vui vô địch là Thái Lan năm 2000 và Singapore năm 2007. Thậm chí, có những đội chủ nhà còn thi đấu thất vọng đến mức không vượt qua nổi vòng đấu bảng cho dù được chơi trên sân nhà, trước sự cổ vũ của các khán giả nhà như Singapore ở Tiger Cup 1996, Tiger Cup 2002 hay chính Việt Nam ở Tiger Cup 2004.
Trước đó, là nước đăng cai giải đấu tiền thân của AFF Cup là Tiger Cup năm 1998, (giải đấu tiền thân của AFF Cup), thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam với những Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Việt Hoàng, Văn Sỹ, Sỹ Hùng.., đã chơi những trận đấu như “lên đồng” trước cổ động viên nhà, thắng cả Thái Lan 3-0 ở bán kết.
Nhưng vào trận chung kết gặp Singapore được đánh giá thấp hơn hẳn trong trận chung kết, cả “biển người” trên sân Hàng Đẫy và triệu triệu trái tim theo dõi trận đấu qua truyền hình đều chắc mẩm sẽ được tận hưởng vị ngọt chiến thắng gắn với chiếc Cúp vô địch Đông Nam Á. Nhưng rồi cái lưng của tiền đạo cao kều Sasi Kumar đã ghi bàn duy nhất giúp Singapore vô địch
6 năm sau, tại Tiger Cup 2004 khi Việt Nam là đồng chủ nhà cùng Malaysia, những niềm hy vọng: Huy Hoàng, Bảo Khanh, Minh Phương, Công Vinh.., ĐTVN thua ngay từ vòng bảng. Tới AFF Cup 2010, ĐTVN dưới bàn tay của “ thày phù thủy” người Bồ Đào Nha -HLV Calisto nhập cuộc với tư cách đương kim vô địch, đồng thời là đội đồng chủ nhà với Indonesia.
Nhưng dù với vị trí dẫn đầu sau vòng bảng (đặc biệt là trận thắng đậm Myanmar tới 7-1), thì tới trận lượt đi bán kết làm khách của Malaysia, những Tấn Tài, Minh Phương, Vũ Phong, Thành Lương.., lại gây thất vọng, ĐTVN đã bị loại ở vòng bán kết.
Hai năm sau thất bại trên sân nhà kỳ AFF Cup 2010, ĐTVN một lần nữa không thể vượt qua vòng bảng, khi tham dự kỳ AFF Cup 2012 trên đất Thái Lan. Ở lần tham dự này, ĐTVN đã để lại sự thất vọng vô cùng lớn, khi chỉ giành nổi 1 trận hòa, để thua 2 trận.
Lợi thế chơi trên sân nhà cũng có thể là một bất lợi , nếu ĐTVN không thể hiện được bản lĩnh. Phía trước, tại AFF Cup 2014, ĐTVN lại đứng trước “lời nguyền” dành chủ nhà gắn với vô vàn trái đắng. Bóng đá Việt Nam trong cơn khủng hoảng toàn diện, đang rất cần một sự kích thích để vượt lên.
Hẳn lần này là dịp may khi giải đấu được tổ chức trên sân nhà. Cơ hội để ĐTVN viết lại một trang sử đẹp cho bóng đá nước nhà!