Diệp Vấn và quá khứ đen tối ít biết

Nam Hải |

Sau thời làm 1 tên cảnh sát nổi tiếng tàn ác, Diệp Vấn lại trở thành bảo kê cho xã hội đen ở Hong Kong (Trung Quốc).

Từ cảnh sát thành "bảo kê"

Sau năm 1949, khi Trung Quốc có những thay đổi lớn về chính quyền, do quá khứ đội trưởng cảnh sát "khét tiếng" nên Diệp Vấn chuyển đến Hong Kong (Trung Quốc). Đồng thời ông cũng cải đổi thân phận, đổi tên thành Diệp Dật (trong chữ Ẩn dật).

Lúc này, vị cảnh sát trưởng oai phong, "hét ra lửa" ngày nào đành mở lớp dạy Vịnh Xuân Quyền làm sinh kế.

Năm 1950, được sự giúp đỡ của bạn hữu, ông dạy võ trong một cơ sở của Tổng hội công chức Hương Cảng Cửu Long Phạn Điếm tại ngõ Đại Nam, phố Thâm Thủy.

Diệp Vấn và các đệ tử.
Diệp Vấn và các đệ tử.

Đây là quãng đời đáng quên của danh sư Diệp Vấn. Vì Phạn Điếm điểm “chốt cửa” để đi vào bến Cửu Long, Hong Kong, cơ sở đầu não của băng đảng xã hội đen 14K, có liên hệ với Hội Tam Hoàng.

Đầu những năm 50 của thế kỷ 20, khi băng đảng Thanh và nhóm chữ Hòa của Hong Kong đang đấu đá nhau thì 14K luôn ở trạng thái trung lập, ngồi quan sát thời thế, ngấm ngầm mở rộng địa bàn.

Sau khi băng đảng Thanh bị xóa sổ, thế lực của 14K dần lớn mạnh. Sau một vài vụ bạo động, băng đảng này ngày càng lớn mạnh hơn.

Khi 14K nổi lên cũng là lúc Diệp Vấn nhận ra thân phận “bảo kê”, “canh cửa” cho nhóm xã hội đen này. Ông bỏ Phạn Điếm, rời võ quán về ngõ Hải Đàn, cùng phố Thâm Thủy. Đến năm 1955, võ quán một lần nữa phải di dời đến ngõ Lợi Đạt, khu Du Ma Địa…

Việc tự tiện rời bỏ “hắc bang" 14K khiến Diệp Vấn gặp nhiều khó khăn. Nhưng ít ra kể từ lúc ấy, ông chuyên tâm được vào võ học, cũng chính là bước ngoặt để Vịnh Xuân quyền nổi tiếng thế giới.

Người “mãi võ” cho dân tộc

Thoạt tiên, mọi cải tiến trong phương pháp tập luyện Vịnh Xuân quyền do Diệp Vấn thực hiện chỉ nhằm mục đích: Để có nhiều người có thể theo học, thu được nhiều tiền hơn.

Cải tiến cơ bản nhất là tùy theo khí chất riêng của từng đệ tử, để truyền dạy cho hợp lý. Đây cũng chính là lý do vì sao các hệ phái Vịnh Xuân Hong Kong tuy cùng một thầy nhưng vẫn khác nhau về phương pháp tập luyện.

Vì thế Vịnh Xuân quyền đã thành phổ biến như một môn thể dục hấp dẫn người tập luyện.

Năm 1967, Diệp Vấn thành lập Hội Thể dục Vịnh Xuân quyền Hong Kong. Đệ tử sau đó của ông có lúc đạt con số kỉ lục: 2 triệu người. Trong số này có một nhân vật kiệt xuất là Lý Tiểu Long.

Theo truyền thống của "thủ đô võ thuật" Phật Sơn, mãi võ là phương án tối ưu để truyền bá võ thuật, võ học của môn phái mình đến với quảng đại quần chúng.

Tinh thần “mãi võ” ăn sâu vào tâm khảm từng người Phật Sơn và Diệp Vấn là người đầu tiên “mãi võ” cho võ thuật Trung Hoa.

Nếu không có một Diệp Vấn “mãi võ” ở Hong Kong thì sẽ không có một Lý Tiểu Long “mãi võ” ở Mỹ và sau đó là toàn thế giới.

Diệp Vấn chụp ảnh cùng 2 cha con Lý Tiểu Long, Lý Quốc Hào.
Diệp Vấn chụp ảnh cùng 2 cha con Lý Tiểu Long, Lý Quốc Hào.

Diệp Vấn từng nói: “Tôi không phải là người có công tạo ra một Lý Tiểu Long rạng danh thế giới. Tôi chỉ là cầu nối để Lý Tiểu Long đến với những tinh hoa của võ thuật Trung Quốc và làm rạng danh võ thuật Trung Hoa”.

Rõ ràng danh sư Diệp Vấn đã không chọn nhầm người, với thế mạnh trên màn bạc, cuộc mãi võ ngắn ngủi những vĩ đại của Lý Tiểu Long đã giúp võ thuật Trung Hoa được truyền bá khắp thế giới.

Sự khoáng đạt trong tư tưởng đã đưa ông lên hàng danh sư kiệt xuất, được coi là Khổng Tử của võ học Trung Hoa.

Bó lại đằng sau quá khứ đen tối, Diệp Vấn trở thành người đạo diễn cho cuộc "xâm lăng" ồ ạt của võ thuật Trung Hoa trên mọi ngóc ngách.

Người Trung Quốc ngày càng tôn sùng vị danh sư này hơn. Thế nên sẽ còn nhiều bộ phim bom tấn “Diệp Vấn” nữa đang chờ khán giả thế giới trong thời gian sau này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại