Đặc nhiệm Trung Quốc và tuyệt chiêu điểm huyệt đầy bí ẩn

Triệu Mẫn |

Nhiều người nghĩ điểm huyệt chỉ có ở phim ảnh. Nhưng trên thực tế, đó là một phần trong võ thuật của lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc.

Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc có tên là Chinese Special operations forces (SOF), là lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội nước này.

Đơn vị đặc nhiệm đầu tiên được thành lập vào năm 1988 tại quân khu Quảng Châu.

Lực lượng này được đánh giá là vô cùng thiện chiến, có thể so sánh được với nhiều lực lượng biệt kích phương Tây. Thậm chí, họ đã từng tham gia một cuộc thi quốc tế do NATO tổ chức và đoạt giải cao.

Ở Trung Quốc, SOF còn được gọi bằng cái tên “Tử huyệt” bởi môn võ mà họ dùng trong chiến đấu có một độc chiêu lợi hại đáng gờm. Khi võ sĩ được huấn luyện đạt đến đỉnh cao, nếu ra đòn trúng đích, đối phương sẽ gục ngay tại chỗ.

Đã có nhiều ý kiến phỏng đoán về nguồn gốc của thứ võ công bí ẩn này. Nhưng hầu hết đều chung quan điểm đó là võ cổ truyền Trung Quốc và xuất phát từ Thiếu Lâm Tự.

Môn võ toàn diện nhất

Thiếu Lâm Tự là nơi gìn giữ tinh hoa võ học Trung Quốc và có tiếng tăm lẫy lừng trên toàn thế giới.

“Trọng thực chiến, đơn giản không khoa trương” là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của võ thuật Thiếu Lâm. Tiêu chí này hoàn toàn phù hợp để sử dụng cho lực lượng đặc công Trung Quốc.

Thiếu Lâm Kungfu sử dụng các quyền pháp gọi nôm na là Thiếu Lâm quyền. Môn võ này chủ yếu tập trung vào các kỹ thuật đá, bàn tay và cánh tay.

Tuy nhiên, điểm nổi trội và đặc biệt của nó là các vận động này thường theo một quy luật rất khoa học và rõ ràng.

Bởi không chỉ chú trọng vào động tác, những quyền cước ở đây còn nhắm đến việc bảo vệ thân thể, rèn luyện nội công và điều dưỡng khí công.

Đặc công Việt Nam so chiêu cùng đặc nhiệm Trung Quốc:

Thiếu Lâm có hệ thống bài quyền và binh khí rất phong phú, gồm: La Hán Xuất Động, Sư Tử Cổn Cầu, Song Long Xuất Hải, Yến Tử Quy Sào (én bay về tổ), Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Hồng Quyền, Nam Hồng Quyền, Thiết Tuyến Quyền.

Về binh khí có Ngũ Lang Bát Quái Côn, Bát Quái Côn Đơn Đầu, Lưỡng Đầu Côn, Đơn Đao, Song Đao, Mễ (Ghế Ngựa), Đơn và Song Ngư, Đinh Ba, Côn Tam Khúc, Tiêu, Quạt (Thiết Phiến).

Tuy nhiên, với lính đặc nhiệm, nhiều binh khí không được sử dụng do sự kém tiện lợi trong cận chiến hiện đại.

Thường những thành viên đặc nhiệm sẽ sử dụng tay không với các bài quyền bởi vũ khí của họ bây giờ là súng thuận lợi nhiều khi chiến đấu.

Võ tăng Thiếu Lâm thực thụ

Võ tăng Thiếu Lâm thực thụ

Võ công Thiếu Lâm còn một nét đặc biệt nữa đó là việc sử dụng bộ tấn. Bài học đầu tiên với mỗi lính đặc nhiệm là sử dụng ổn bộ tấn này.

Nó đại khái là việc bấm đầu ngón chân xuống đất, chân bám đất như mọc rễ vây, đứng vững như tháp sát, ngồi chắc như núi.

Điều này thể hiện trong câu nói ở Thiếu Lâm: Muốn học công phu võ công, trước phải học trát mã. Nếu đứng tấn ổn định, khi đó mỗi người sẽ có lực ra đòn tay và đòn chân trầm ổn, mạnh mẽ.

Đòn thế khi tấn công được phát triển dần đều theo bộ tấn. Tiểu mã sử dụng trong những trường hợp mau lẹ, phát lực, phát lực nhanh, đánh ngắn, lấy tránh làm tiến và nhanh chóng chiếm thời cơ.

Đại mã chuyển đổi ở tầm rộng tiến lùi nhanh, phát lực mạnh, đòn đánh dài, lấy nhanh đánh chậm.

Đó là hai đòn quan trọng trong công cuộc tìm đến võ học Thiếu Lâm đầu tiên mà mỗi binh sĩ đặc nhiệm phải tốn công học tập.

Khi ra đòn, quyền cước thường được tung ra theo đường thẳng một cách cực kì bất ngờ và mau lẹ.

Các chiêu thức luôn duy trì hướng vận động theo một đường thẳng, qua đó có lợi đối với việc gia tốc, tăng tốc độ khi thực chiến.

Lính đặc nhiệm thường là những nam thanh niên cực kì linh hoạt nên việc tấn công tốc độ cao không quá khó khăn cho họ, đó cũng là điểm phù hợp khi học quyền cước Thiếu Lâm.

Khi làm nhiệm vụ nguy hiểm, không gian của mỗi chiến trường đôi khi chỉ trong khuôn viên 1 căn phòng, khi đó việc triển khai võ thuật cùng nhiều loại quyền pháp sẽ gặp khó.

Tuy nhiên, đó không là vấn đề với Thiếu Lâm quyền, loại võ này có thể phát huy uy lực trong mọi trường hợp không gian và không chịu những tác động ngoại cảnh.

Về đòn độc nhất, thuật điểm huyệt, đó là cả một công trình nghiên cứu rất nhiều năm của võ học Trung Hoa, đánh vào những bộ phận mà tất cả người bình thường đều có.

Huyệt đạo thật sự là điểm yếu với mỗi người. Trong đó có một số huyệt chỉ cần chạm vào chuẩn xác với lực đủ mạnh khiến đối phương gục ngã ngay lập tức.

Sự lợi hại của điểm huyệt tất nhiên không được như trên phim ảnh. Nhưng nỗi ám ảnh mà nó đem lại cho các đối thủ rất lớn.

Đó chính là điểm khác biệt làm nên sự nguy hiểm của đặc nhiệm Trung Quốc bởi ít có loại võ thuật nào khắc chế được thuật điểm huyệt.

Nhà báo mỹ
Sascha Matuszak
"Nếu không chịu tản bộ và tự khám phá ngôi chùa này, bạn có thể sẽ cảm thấy thất vọng với những gì mà người ta thường nói về Thiếu Lâm tự. Chỉ khi được xem các võ sinh biểu diễn, bạn mới hiểu thế nào là võ thuật thực thụ".

Lính đặc nhiệm học võ chẳng khác nào xuống "địa ngục"

Đặc nhiệm Trung Quốc được tuyển chọn từ những thanh niên ưu tú bậc nhất. Hơn hết, họ lại học theo loại võ thuật cần nhiều thời gian cũng như tư duy nên lực lượng này cũng là nơi quy tụ của những người nhanh nhạy và thông minh.

Những khóa học này bao gồm tập thể năng toàn diện, sức mạnh, tính linh hoạt và khả năng nhẫn nại, chiến đấu, tự vệ tay không, huấn luyện sinh tồn trong điều kiện dã ngoại cực đoan.

Một bài tập của lính đặc nhiệm

Một bài tập của lính đặc nhiệm

Tiếp theo họ còn học bơi vũ trang, leo núi, bắn tất cả các loại vũ khí hạng nhẹ, đào công sự, dựng lều vải, cấp cứu y tế, phục kích, tấn công, nhảy dù, trượt tuyết, định vị, phán đoán bản đồ.

Sự huấn luyện của lực lượng này từng được đánh giá là như xuống "địa ngục".

Hằng ngày, binh sĩ phải thức dậy lúc 4h sáng, sau đó là các bài tập chạy dài hoặc leo núi. Chừng đó còn chưa đủ, họ còn phải mang theo các vật nặng trên vai kiểu như 10 viên gạch hoặc đồ có trọng lượng tương đương. Buổi tối còn phải lặp lại một vòng như thế nữa.

Sau màn rèn luyện thể lực là đến màn đứng tấn trước khi luyện quyền, học võ. Đứng tấn là một nhiệm vụ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khó khăn vô cùng. Nhiều người được nửa tiếng là chân tay run rẩy.

Với lính đặc nhiệm, họ phải đứng cho đến khi đạt đến trình độ vững như thạch bàn, có đá vào người cũng không đổ trong suốt 1 ngày, khi đó mới đạt đến mức có thể bước vào huấn luyện cách ra đòn theo từng phần học.

Lính đặc nhiệm còn có bài tập “thiết sa chưởng”, trước hết đấm bao cát có hạt đậu bên trong, sau đó là gỗ chắc và thậm chí còn có chai rượu và gạch.

Những chiêu luyện tập này giúp cho đòn đánh vận dụng được đủ lực, mạnh mẽ, dứt khoát và chắc chắn làm tổn hại được đến đối thủ.

Họ hầu như không có thời gian để giải trí, nghỉ ngơi bởi võ Thiếu Lâm chú trọng nhiều đến thời gian tập luyện, nếu nghỉ ngơi quá nhiều đôi khi sẽ làm gián đoạn quá trình.

Lính đặc nhiệm Trung Quốc luyện võ:

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại