Công Phượng và cơn ác mộng mang tên Messi

Lupo |

Biệt danh Messi dường như chẳng đem lại nhiều may mắn cho Công Phượng và không ít cầu thủ khác.

Nỗi buồn của những “Messi” của Việt Nam

Tại Việt Nam, có khá nhiều tài năng trẻ được gọi là “Messi” nhớ sở hữu kỹ thuật điêu luyện, tốc độ tốt và rất nhạy bén trước cầu môn đối phương.

Tiếc rằng, khi niềm tin của người hâm mộ lên cao cũng là lúc họ bắt đầu có dấu hiệu chững lại, thậm chí đi xuống.

Một trong những cầu thủ được ví với Messi sớm nhất là Thành Lương. Cái chân trái của anh có thể coi là “hàng hiếm” trong khu vực. Tuy nhiên, Lương “dị” mãi không cải thiện được điểm yếu khi tranh chấp với đối thủ.

Thành Lương vs Philippines

Tại Hà Nội T&T, đóng góp của Thành Lương chưa nổi bật hẳn lên so với đồng đội. Vài năm gần đây, anh chơi kém ấn tượng hơn Văn Quyết khá nhiều.

Cái tên khác là Thái Sung. Từng được gọi bằng “Messi Việt” ở Qatar, anh gặp vô vàn khó khăn khi trở lại Việt Nam.

Sau thời gian ngắn thi đấu ở CLB Hà Nội, anh trở lại SHB Đà Nẵng nhưng triển vọng về suất đá chính vẫn rất mờ mịt.

Người tiếp theo mang biệt danh Messi không ai khác ngoài Công Phượng. Trong màu áo các đội trẻ, tiền đạo xứ Nghệ chơi rất hay.

Tuy nhiên, tại V-League và ĐTQG, Phượng gặp khá nhiều khó khăn. Anh nhiều lần bị chỉ trích vì lối chơi cá nhân, dễ bị bắt bài.

Mùa giải qua, Công Phượng chỉ ghi được vỏn vẹn 6 bàn và HAGL của anh xếp thứ 13/14 đội tại V-League.

Công Phượng chơi không tốt tại giải quốc nội.
Công Phượng chơi không tốt tại giải quốc nội.

Các “Messi” Đông Nam Á giờ thế nào?

Tại Đông Nam Á, Chanathip Songkrasin đang được đánh giá là cầu thủ sáng tạo bậc nhất. “Messi Thái” đã “đánh đông dẹp bắc”, giúp bóng đá Thái Lan trở lại ngôi đầu khu vực.

Nhưng hình rực rỡ không che giấu được khó khăn của Chanathip khi chơi tại giải quốc nội. Mùa giải này, BEC Tero của anh đang nằm trong nhóm xuống hạng.

Bóng đá không phải lúc nào cũng là màu hồng với Chanathip.
Bóng đá không phải lúc nào cũng là màu hồng với Chanathip.

Sẽ là rất trở trêu nếu như Chanathip, cầu thủ không giúp được CLB trụ lại Thai Premier League, lại sang tận J-League thi đấu.

Một “Messi” nữa từ Đông Nam Á cũng đang đứng trước cơ hội sang J-League là Evan Dimas. Song những đánh giá về anh chủ yếu đến từ màn trình diễn trong màu áo các ĐT Indonesia.

Evan Dimas không cạnh tranh nổi vị trí ở Persebaya Surabaya và phải chuyển đến Persipare tại hạng thấp hơn dưới dạng cho mượn.

Trước đó, anh từng sang Segunga (hạng thứ hai theo hệ thống của TBN) thử việc nhưng mọi chuyện không đi đến đâu.

Evan Dimas sang thử việc ở TBN.
Evan Dimas sang thử việc ở TBN.

Trên thực tế, cái danh “Messi” thường không đem lại nhiều điều cho các cầu thủ. Bản thân Chanathip cũng từng muốn mọi người tránh gọi anh bằng “Messi Jet” nữa.

Nhưng ngay cả tại Barcelona, Madrid, Manchester hay Munich, hàng ngày vẫn có rất nhiều tài năng trẻ được so sánh với siêu sao người Argentina.

Khi không tránh khỏi áp lực, cách tốt nhất là đương đầu và vượt qua nó. Biết đâu đấy, những Công Phượng, Evan Dimas, Chanathip lại giúp châu Á thay đổi cái nhìn về bóng đá của “vùng trũng”.

Trong mùa giải 2015, Công Phượng đã ghi được 6 bàn, Chanathip có 2 lần "nổ súng" còn Evan Dimas thậm chí chẳng có nổi một pha lập công.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại