Cơ ngơi hoành tráng nhà Tuấn Anh

Thu Minh |

Có bố làm Phó giám đốc Bệnh viện, mẹ từng làm cán bộ ngành ngân hàng nên dễ hiểu cơ ngơi nhà Tuấn Anh khá hoành tráng, đồ sộ.

Không giống Công Phượng xuất thân nghèo khó, Tuấn Anh sinh trưởng trong một gia đình rất khá giả.

Bố anh hiện là Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Phụ Dực (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), còn mẹ anh là cán bộ ngành ngân hàng vừa nghỉ hưu sớm để có điều kiện chăm sóc gia đình.

Chị gái Quỳnh Mai của Tuấn Anh theo nghề của mẹ, đang công tác tại một ngân hàng ở Hà Nội.

Từ trước khi tiền vệ sinh năm 1995 trở nên nổi tiếng, ở xã An Quý (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), không ai không biết đến gia đình anh.

Trong cơ ngơi rộng hàng trăm m2, ngôi nhà 2 tầng của gia đình Tuấn Anh nằm giữa vườn cây rợp bóng mát.


Ngôi nhà Tuấn Anh nổi bật hẳn lên ở vùng quê lúa.

Ngôi nhà Tuấn Anh nổi bật hẳn lên ở vùng quê lúa.


Cổng vào có cột bằng đá, khung mái dựng bằng gỗ lim, trông bề thế như những dinh thự ở các thành phố lớn.

Cổng vào có cột bằng đá, khung mái dựng bằng gỗ lim, trông bề thế như những dinh thự ở các thành phố lớn.

Một góc vườn nhà Tuấn Anh.
Một góc vườn nhà Tuấn Anh.

Một trong những niềm tự hào của ông Nguyễn Văn Dung (bố Tuấn Anh) là vài chục gốc xanh, với đủ loại hình thế, ông không tiếc công của mang về để làm nên bộ sưu tập trong vườn cảnh của mình.

Cổng vào ngôi nhà của gia đình Tuấn Anh 2 bên là 2 cột đá, khung mái được dựng bằng gỗ lim, trông bề thế như những dinh thự tại các thành phố lớn.

Cơ ngơi của gia đình Tuấn Anh nổi bật hẳn lên giữa vùng quê thuần nông ở tỉnh Thái Bình.

Ngôi nhà khang trang của gia đình Tuấn Anh. Trên tầng 2 là phòng của Tuấn Anh thường xuyên đóng kín cửa vì mỗi năm anh chỉ về nhà vài ngày vào dịp Tết hoặc nghỉ thi đấu.
Ngôi nhà khang trang của gia đình Tuấn Anh. Trên tầng 2 là phòng của Tuấn Anh thường xuyên đóng kín cửa vì mỗi năm anh chỉ về nhà vài ngày vào dịp Tết hoặc nghỉ thi đấu.
Những gốc xanh bố Tuấn Anh coi như một niềm đam mê của ông.
Những gốc xanh bố Tuấn Anh coi như một niềm đam mê của ông.

Bên cạnh điều kiện kinh tế khá giả, ông Nguyễn Văn Dung và bà Nguyễn Thị Đoan (mẹ Tuấn Anh) còn được họ hàng, láng giềng nể trọng vì sinh ra 2 người con vừa ngoan ngoãn, vừa thành đạt.

Đáng nhẽ, theo “lộ trình” vạch sẵn, Tuấn Anh cũng sẽ bước vào con đường học hành giống chị gái Quỳnh Mai.

Học hết tiểu học tại xã An Quý rồi trúng tuyển vào Học viện HAGL Arsenal JMG, ở đâu các môn văn hóa của Tuấn Anh cũng đạt điểm giỏi đúng tư chất của “con nhà gia giáo”.

Các thầy cô từng dạy Tuấn Anh ở Trường tiểu học An Quý vẫn nhớ mãi cậu học trò có tư chất thông minh, sáng dạ.

Nhưng tình yêu và sự đam mê với trái bóng tròn khiến tiền vệ người Thái Bình dần bộc lộ những năng khiếu vượt trội so với chúng bạn cùng trang lứa.

Ban đầu là những giải nhi đồng cấp trường, cấp xã rồi đến cấp tỉnh và toàn quốc, giải nào Tuấn Anh cũng là gương mặt thi đấu nổi bật.

Khi mới chỉ 9-10 tuổi, cầu thủ nhí sinh năm 1995 đã được tuyển chọn vào ăn tập tại trung tâm thể thao của tỉnh Thái Bình.

Ông Nguyễn Văn Dung kể lại: “Tuy cháu sớm bộc lộ tài năng và được tuyển chọn nhưng thú thật là gia đình cũng không mặn mà lắm vì theo nghiệp thể thao rất vất vả.

Trong khi đó, phong trào thể thao Thái Bình bao năm qua cũng khó có thể vươn được đến đỉnh cao”.

Bức ảnh Tuấn Anh do các cổ động viên tặng được đặt ở vị trí trang trọng trong ngôi nhà.
Bức ảnh Tuấn Anh do các cổ động viên tặng được đặt ở vị trí trang trọng trong ngôi nhà.

Trong thâm tâm, bố của Tuấn Anh chỉ muốn anh chơi bóng đá vừa như một hình thức rèn luyện thân thể, vừa để giải trí vào quãng thời gian nghỉ hè.

Sau đó, khi lên trung học, Tuấn Anh sẽ tập trung tối đa cho việc học hành.

Nhưng năm 2007, bước ngoặt đã đến với tiền vệ người Thái Bình.

Học viện HAGL Arsenal JMG tuyển chọn cầu thủ ở vùng quê lúa và Tuấn Anh là thí sinh xuất sắc nhất trong số 164 cậu bé dự tuyển.

Đến lúc đó, gia đình Tuấn Anh mới thật sự tin tưởng vào khả năng của cậu con trai. Song ông Dung và bà Đoan vẫn không yên tâm tuyệt đối.

Bố mẹ Tuấn Anh cất công vào tận Gia Lai tìm hiểu về học viện bóng đá của bầu Đức, trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo đội bóng phố núi.

“Học viện HAGL Arsenal JMG thật sự thuyết phục chúng tôi về tính chuyên nghiệp, hiện đại và đàng hoàng của họ.

Có chứng kiến tận mắt như thế, gia đình mới đồng ý để Tuấn Anh theo nghiệp đá bóng”, ông Nguyễn Văn Dung kể tiếp.

Sau chiến tập huấn tại Anh năm 2012, Tuấn Anh là cầu thủ duy nhất của lò HAGL Arsenal JMG được HLV Wenger giới thiệu đến thử việc ở CLB Olympiakos.

Mọi thứ coi như đã ổn thỏa chờ ngày Tuấn Anh lên đường. Nhưng còn điều cuối cùng khiến bố mẹ anh phải suy nghĩ là cậu con trai vốn quấn quýt gia đình từ nhỏ, lại sống rất tình cảm, không biết sẽ thích nghi ra sao ở môi trường mới.

Thế nên, trong suốt năm đầu tiên sau khi Tuấn Anh gia nhập Học viện HAGL Arsenal JMG, ông Dung và bà Đoan liên tục phải “Nam tiến” để động viên cậu con trai.

Ông Dung chia sẻ một kỷ niệm: “Có lần 2 vợ chồng đi công chuyện tại TP.HCM, xong việc tranh thủ lên Gia Lai thăm con.

Đến lúc chia tay, tôi và vợ cố kìm nén nỗi nhớ nhưng cháu thì bật khóc. Thế là cả nhà cùng ứa nước mắt vì thương nhau”.

Nhìn lại quãng thời gian 8 năm Tuấn Anh xa nhà , điều bố mẹ anh cảm thấy tâm đắc nhất là biết bao sự hy sinh của cả gia đình đã được đền đáp xứng đáng.

Tiền vệ sinh năm 1995 không chỉ trở thành tài năng sáng giá trên sân cỏ Việt Nam, mà còn được đánh giá cao ở sự trưởng thành và chững chạc về nhân cách.

Tám năm trước, nếu bố mẹ Tuấn Anh và chính bản thân anh không dũng cảm đưa ra quyết định khó khăn từ bỏ “nghiệp nhà”, bóng đá Việt Nam sẽ không bao giờ được chứng kiến một tiền vệ tài hoa đến vậy.

 

Kỹ thuật của Tuấn Anh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại