Thực tế cho thấy trong vòng 2 năm qua, Công Phượng chính là cầu thủ Việt Nam thi đấu nhiều nhất.
Trong năm 2014, Công Phượng và các cầu thủ U19 Việt Nam đã trải qua tổng cộng 41 trận đấu bao gồm 3 trận tại giải U19 quốc tế-Cúp Nutifood hồi đầu năm; 14 trận trong chuyến du đấu tại châu Âu vào tháng Ba và tháng Tư;
Thêm 6 trận trong chuyến tập huấn tại Nhật Bản trong tháng Sáu; 7 trận tại giải U22 Đông Nam Á 2014; 4 trận tại giải U19 Đông Nam Á 2014; 3 trận tại VCK giải U19 châu Á 2014 và 4 trận tại giải U21 quốc tế báo Thanh Niên.
Cuối năm 2014, Công Phượng và các đồng đội ở HAGL có chuyến tập huấn Thái Lan rồi tham dự giải Tứ hùng tổ chức tại Pleiku. Như vậy trong năm 2014, Công Phượng đã thi đấu ngót nghét 44 trận.
Tình trạng tương tự tiếp tục diễn ra ở năm 2015. Chỉ riêng ở cấp độ CLB, Công Phượng cũng đã thi đấu 27 lần cho HAGL gồm 25 trận tại V-League (22 lượt đá chính, 3 vào sân từ băng ghế dự bị) và 2 trận tại Cúp quốc gia.
Còn trong thành phần ĐT U23, Công Phượng cũng góp mặt trong 18 trận đấu chính thức cũng như giao hữu. Đấy là chưa kể 2 trận vào sân từ băng ghế dự bị khi ĐT Việt Nam thi đấu với Iraq và Thái Lan tại vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Á.
Như vậy chân sút trẻ này đã phải cày ải tới 47 trận trong năm 2015.
Dưỡng thương ở Nhật Bản, Công Phượng đã được thăm hỏi nhiệt tình. Khi về Việt Nam, có khi cầu thủ này lại "mệt" hơn vì dòng người ái mộ tìm đến!
96 Kể từ đầu năm 2014 đến nay, Công Phượng đã thi đấu tổng cộng 96 trận bao gồm 44 trận trong năm 2014;
47 trận trong năm 2015 và 5 trận trong năm 2016 (2 trận giao hữu với U23 Yemen, U23 Nhật Bản và 3 trận tại VCK giải U23 châu Á).
Mật độ như vậy là quá dày đối với 1 cầu thủ mới 20 tuổi như Công Phượng.
Việc thường xuyên phải ra sân với mật độ cao như thế là những thử thách thực sự đối với ngay cả các cầu thủ chuyên nghiệp ở châu Âu.
Nhìn lại các giải vô địch quốc gia lớn trên thế giới, cầu thủ thường xuyên đá với mật độ 1 tuần/trận.
Mỗi khi phải tham dự nhiều đấu trường cùng một lúc như Champions League, giải VĐQG, Cúp quốc gia, các HLV thường thực hiện việc xoay tua đội hình và mật độ 1 tuần/2 trận khi đó cũng đã được xem là “phá sức” các học trò.
Ở Việt Nam, ngay cả những ngôi sao tên tuổi như Công Vinh hay Thành Lương… cũng thường chỉ phải đá khoảng trên dưới 30 trận một năm, tính cả đấu trường V-League, Cúp quốc gia cũng như ĐTQG.
Vẫn biết việc thường xuyên rèn luyện thi đấu là điều cần thiết để phát triển khả năng của các cầu thủ trẻ.
Thế nhưng cũng cần phải tạo điều kiện cho họ có khoảng lặng để nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng sau một mùa giải mệt nhọc, thay vì trở thành những “cỗ máy thi đấu” liên tục để rồi kiệt sức trên sân cỏ lúc nào không biết.
Chính vì thế, việc phải dưỡng thương trong khoảng 2 tháng tới có khi lại là điều hay cho Công Phượng.
Bởi nó sẽ tạo điều kiện cho tân binh của Mito Hollyhock được nghỉ ngơi sau hơn 2 mùa giải thi đấu liên tục, để lấy lại năng lượng và động lực cần thiết trước khi bước vào môi trường thi đấu mới tại Nhật Bản ở mùa giải 2016.
Không bị chấn thương, Tuấn Anh đã lập tức phải hội quân với Yokohama FC để chuẩn bị cho giải giao hữu ở chính HAGL.
Sau đó, tiền vệ này sẽ sang Nhật Bản tập luyện xuyên Tết Nguyên đán vì J-League 2 sẽ bắt đầu cuối tháng tới.
U23 Việt Nam 2-3 U23 UAE