Thế nào là 1 người lãnh đạo tốt? Sếp Hoàng Nam Tiến nói 1 câu khiến Gen Z gật gù: "Biết khi nào nhân viên thiếu tiền để ting ting”

HUYỀN GIANG |

Sếp Hoàng Nam Tiến lại thêm 1 lần khiến các bạn trẻ phải gật gù khi đưa ra 1 câu nói “chí mạng” định nghĩa về người sếp tốt.

Sau khi tốt nghiệp ngành CNTT ĐH Bách Khoa năm 1993, ông Hoàng Nam Tiến đã gia nhập FPT. Qua nhiều năm cống hiến cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn, ngày 3/3/2020, ông Hoàng Nam Tiến được bầu làm Chủ tịch FPT Telecom. Trải qua 3 năm ở vị trí này, ông “rời ghế” Chủ tịch, trở thành Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT, tiếp tục gắn bó với tập đoàn ở một cương vị rất khác.

Nổi tiếng với cơ ngơi đồ sộ, sự nghiệp vững chãi, ông Hoàng Nam Tiến là 1 trong những người nhận được sự chú ý, ngưỡng mộ của cộng đồng mạng. Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT còn thường xuyên gây chú ý với những phát ngôn thú vị, thể hiện các góc nhìn mới mẻ.

Mới đây nhất, trong 1 đoạn video ngắn chia sẻ trên kênh FPT Chúng ta, sếp Hoàng Nam Tiến đã thực hiện thử thách "điền vào chỗ trống". Trong đó, có 1 phát ngôn đang gây bão cộng đồng mạng, chỉ ra đặc điểm của 1 người lãnh đạo tuyệt vời.

Sếp tốt phải biết… ting ting liền tay

Cụ thể, khi người hỏi đưa ra câu: “Một người sếp tốt là người sẽ nhìn thấy...", sếp Hoàng Nam Tiến đã nhanh chóng đáp "nhân viên thiếu tiền khi nào để mình ting ting luôn".

Câu nói thẳng thắn và có phần hài hước của sếp Nam Tiến khiến nhiều người chú ý. Theo góc nhìn từ sếp Tiến, 1 lãnh đạo tốt sẽ biết nhân viên của mình “thiếu tiền” lúc nào để tiện bề… “ting ting”.

 Thế nào là 1 người lãnh đạo tốt? Sếp Hoàng Nam Tiến nói 1 câu khiến Gen Z gật gù: Biết khi nào nhân viên thiếu tiền để ting ting”  - Ảnh 1.

Đoạn video ông Hoàng Nam Tiến thực hiện thử thách "điền vào chỗ trống". Ảnh: FPT chúng ta

Khi phát ngôn của ông Hoàng Nam Tiến được chia sẻ, cộng đồng mạng đưa ra nhiều phản hồi. Hầu hết người dùng mạng đều cảm thấy góc nhìn của sếp Tiến mới mẻ, khác biệt. Câu nói này đang tạo nên 1 chủ đề bàn luận thú vị của các Gen Z, khiến nhiều người gật gù công nhận.

“Câu nói thu hút quá”, “Mấy ai hiểu được nhân viên như sếp Hoàng Nam Tiến”, “Chuẩn sếp nhà người ta rồi, mấy ai mà gặp được đâu” ... là những lời bàn luận từ phía người dùng mạng với phát ngôn mới của sếp Hoàng Nam Tiến.

 Thế nào là 1 người lãnh đạo tốt? Sếp Hoàng Nam Tiến nói 1 câu khiến Gen Z gật gù: Biết khi nào nhân viên thiếu tiền để ting ting”  - Ảnh 2.

Chân dung vị doanh nhân chuyên có các phát ngôn thu hút. Ảnh: Internet

Hàng loạt chia sẻ thú vị về việc làm, nghề nghiệp

Đây không phải lần đầu tiên ông Hoàng Nam Tiến gây chú ý bởi phát ngôn. Cũng trong đoạn video nói trên, sếp Tiến đưa ra không ít câu nói thể hiện sự hài hước và hóm hỉnh.

Điển hình có lẽ phải kể tới các câu: "Việc nhờ vả đồng nghiệp sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn chỉ khi... có thêm ly trà sữa", "Người bi quan chỉ thấy công việc, người lạc quan luôn nghĩ đến... tiền thưởng", "Nhân viên nghỉ việc không phải vì họ rời công ty mà vì... có chỗ khác trả lương cao hơn".

Nhiều câu nói, quan điểm liên quan tới việc làm, nghề nghiệp của Gen Z cũng được sếp Hoàng Nam Tiến thể hiện rõ ràng. Điều này còn góp phần giúp giới trẻ có thêm động lực để phát triển bản thân, đạt được mục tiêu trong sự nghiệp.

Trong đó, nổi bật nhất là quan niệm  "còn trẻ thì hãy cố gắng làm những gì ra tiền, thật nhiều tiền, rồi mới làm việc mình thích. Nếu bây giờ làm việc mình thích trước, về cơ bản thì không ra tiền đâu”.

Đây là lời khuyên của sếp Tiến khi xuất hiện trong 1 tập phát sóng của Cơ hội cho ai. Thay vì “đi đường vòng”, vị doanh nhân này khẳng định còn trẻ cần cố kiếm nhiều tiền, việc mình đam mê chưa chắc đã đáp ứng được.

Trên thực tế, quả thật có rất nhiều bạn trẻ đang loay hoay giữa 2 ngã rẽ: Làm việc lương cao hay làm công việc mình yêu thích dù lương rất thấp.

 Thế nào là 1 người lãnh đạo tốt? Sếp Hoàng Nam Tiến nói 1 câu khiến Gen Z gật gù: Biết khi nào nhân viên thiếu tiền để ting ting”  - Ảnh 3.

Trả lời cho câu hỏi: “Gen Z có nên nhảy việc không” , sếp Hoàng Nam Tiến cũng đưa ra lời khuyên, định hướng cho giới trẻ: “Trong cuộc đời có rất nhiều điểm được gọi là checking point, thời điểm đó bạn phải vượt qua được. Khi đã vượt qua được, hãy tự tin ứng tuyển ở một chỗ làm mới, làm được những việc mình thích và được trả lương cao hơn 30% thì hãy nhảy việc”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại