Video: Thảm họa kép kinh hoàng liên tục giáng xuống Nhật Bản

hoanghuyen |

Mỗi thảm họa lịch sử lại cướp đi biết bao sinh mạng của người dân Nhật Bản và biến nhiều nơi thành vùng đất chết.

Mỹ ném bom nguyên tử hủy diệt 2 thành phố của Nhật Bản

Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh củaTổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngày 6 tháng 8năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima.

Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki ngay lập tức đã san phẳng và biến hai thành phố này thành vùng đất chết.

video-tham-hoa-kep-kinh-hoang-lien-tuc-giang-xuong-nhat-ban

Cột khói khổng lồ cuốn đi tất cả sau khi quả bom nguyên tử bị ném xuống Hiroshima ngày 6/8/1945.

Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị.

Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000.

video-tham-hoa-kep-kinh-hoang-lien-tuc-giang-xuong-nhat-ban

Cảnh hoang tàn tại Nagasaki sau sức phá hủy tàn khốc của bom nguyên tử.

Qua một năm, vùng chịu thảm họa kép ở đông bắc Nhật Bản đang dần hồi sinh và phát triển, nhưng những hình ảnh về cơn cuồng nộ của thiên nhiên ấy vẫn còn là một nỗi ám ảnh đeo bám.

Thảm họa sóng thần mạnh gấp 280 lần hai quả bom nguyên tử

14h46 ngày thứ sáu 11/3/2011, một cơn địa chấn mạnh 9 độ Richter xảy ra ở ngoài khơi bờ biển vùng Đông Bắc của Nhật Bản, kéo theo những con sóng thần ập vào bờ ngay sau đó.

video-tham-hoa-kep-kinh-hoang-lien-tuc-giang-xuong-nhat-ban

Hình ảnh một con sóng thần tràn vào thành phố Miyako, tỉnh Iwate. Có số liệu cho hay thành phố này phải đón nhận đợt sóng thần cao tới 40 m. Ảnh:AFP

Tâm chấn của động đất cách thành phố Tokyo khoảng 382 km về phía đông bắc và nằm ở độ sâu 10 km. Sóng thần ập vào bờ biển Tohoku trên đảo Honshu sau trận động đất khiến hàng chục thành phố bị tán phá và ít nhất 20.000 người thiệt mạng, mất tích.

video-tham-hoa-kep-kinh-hoang-lien-tuc-giang-xuong-nhat-ban

Đội cứu hộ tìm kiếm người sống sót giữa biển đổ nát tại Tamura, Iwate.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng năng lượng mà trận sóng thần tàn phá Nhật Bản năm ngoái tạo ra lớn hơn 280 lần hai quả bom nguyên tử mà quân đội Mỹ ném xuống hai thành phố của Nhật Bản vào năm 1945. Sau thảm họa kép, đất nước và con người Nhật Bản gần như suy kiệt trước những mất mát không thể thống kê hết về người và tài sản.

Ba lần nổ nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa động đất sóng thần

Vụ nổ hồi 3:30 ngày 12/3 tại tỉnh Fukushima (miền Đông Bắc Nhật Bản) xảy ra một ngày sau khi trận động đất và sóng thần làm tê liệt hệ thống làm mát của 3 trên 4 lò phản ứng tại nhà máy ở phía đông bắc Nhật Bản.

video-tham-hoa-kep-kinh-hoang-lien-tuc-giang-xuong-nhat-ban

Vụ nổ đã phá hủy tường và mái của nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima (Ảnh: dailymail)

Trước khi vụ nổ xảy ra, Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản thông báo nồng độ phóng xạ đã vọt lên gấp 1.000 lần mức bình thường trong phòng điều khiển lò phản ứng số 1 và 8 lần bên ngoài nhà máy. Vì thế dư luận lo ngại một thảm họa giống như sự kiện Chernobyl có thể xảy ra tại nhà máy Fukushima I, với các vụ nổ phá hủy lò phản ứng và tạo ra một đám mây phóng xạ phủ kín bầu khí quyển nhưng rất may sự cố đã được khắc phục.

video-tham-hoa-kep-kinh-hoang-lien-tuc-giang-xuong-nhat-ban

Ảnh do vệ tinh chụp quang cảnh nhà máy Fukushima I hôm 14/3. Ảnh:AFP.

Ngày 14/3, vụ nổ thứ hai tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản đã xảy ra khiến 7 người mất tích và ba người bị thương. Song chưa dừng lại ở đó, vào lúc 6h10 ngày 15/3 lại là vụ nổ thứ 3 liên tiếp khiến 15 công nhân và nhân viên quân sự bị thương và 190 người có thể bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao hơn.

Như vậy, chỉ sau ít ngày hơn 20.000 người dân Nhật Bản đã thiệt mạng vì trận động đất và sóng thần. Hơn 10.000 người phải di tản khi chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân rò rỉ ra đất, nước biển và không khí. Chưa bao giờ đất nước này lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế.

Vị trí địa lý khiến người dân Nhật Bản luôn mang sẵn trong mình một ý chí quật cường để đối diện với những thảm họa từ thiên nhiên, lịch sử và họ cũng là những con người quật cường trong vai trò làm vực dậy nền kinh tế. Nước Nhật hôm nay đã không còn nhiều dấu vết tàn phá với khả năng phục hồi phi thường. Song những ẩn họa thì chưa bao giờ dứt vẫn rình rập cuộc sống của người dân nơi đây hàng ngày hàng giờ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại